Gửi bài:

Viết cho ngày mưa

Ngoài trời mưa vẫn rơi... Cơn gió đông nay mới bắt đầu tràn về thật sự... Nó ngồi co ro trong mái hiên lợp tôn cũ nát, bất cứ lúc nào cũng có thể bị gió cuốn bay đi. Như chính nó lúc này. Những giọt mưa theo gió tấp vào mặt nó ran rát, gió thổi từng cơn lạnh buốt xuyên thẳng vào cái lớp áo mỏng manh, thấm sâu vào da thịt. Lạnh!

***

viet-cho-ngay-mua

Nó- một con bé 15 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được ăn, chơi, học, ngủ thì giờ đây laị phải ôm rổ bánh ngồi khép mình bên dòng đường. Từng tốp xe đi qua, vội vã, ồn ào, chả ai chú ý tới một con bé gầy còm đang lạnh sắp chết. Vốn dĩ nó có một tuổi thơ hạnh phúc với bố mẹ , nhưng rồi căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi người mẹ thân yêu của nó. 3 năm sau, cha cũng tái hôn với dì. Người ta thường nói " mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng " quả thật không sai, dì ghét nó, vì nó giống mẹ, đẹp và trong sáng. Dì sợ cha nhìn thấy nó sẽ nhớ đến mẹ. Thế rồi dì bảo cha lên thành phố làm ăn, chứ ở cái đất này làm sao khấm khá nổi. Cha thương nó, nhưng bây giờ tình thương ấy san sẻ cho đứa con chung của cha và dì. Ông muốn dẫn nó theo cùng, dì bảo nó quen ở quê, cứ để ở đây học, đi làm gởi tiền về. Dù không muốn nhưng cha vẫn bị lung lay. Chưa có gì trong tay, ông không dám đảm bảo nơi thành phố xa hoa và phức tạp kia có lo nổi mạng sống đùm túm cho bốn miệng ăn. Nó bị bỏ lại.

Cha gởi nó cho bà nội. Một mình bà lam lũ với miếng lương gầy còm cùng cái nghề làm bánh truyền thống. Nó vẫn được đi học. Sáng học, chiều phụ bà làm bánh đi bán. Số tiền còm nhom không đủ hai miệng ăn có một bữa thịt cá. Bà thương đứa cháu nhỏ, chắt chiu từng đồng cho nó cây bút, cuốn vở với bạn bè. Hàng tháng ba vẫn gởi tiền về, nhưng lại ít đến đáng thương. Nó không để ý. Chỉ lâu lâu thấy bà khóc rấm rức. Mãi sau này, khi bà sắp mất, nó mới biết thì ra cô út của nó khổ quá, bà đành đoạn cắt xén bớt phần tiền của nó cho cô có gạo cơm qua ngày. Càng lớn, học phí càng cao, bà không nỡ nhìn đứa cháu thất học nhưng lại xót xa khi đứa con mình đẻ ra phải chết đói, lựa chọn nào cũng làm bà đau khổ. Nó biết, nhưng lại không giận bà. Cái đói, cái nghèo không làm cho người ta có sức lực vươn lên như báo đài thường nói, thử ở vào hoàn cảnh như nó liệu có mấy ai đủ can đảm đây ?

Nó chính thức nghỉ học phụ bà đi bán bánh. Cha vẫn lâu lâu gọi hỏi thăm, nhưng thưa dần. Chắc ông cũng sống khốn khổ lắm, nó nghĩ vậy, rồi tự an ủi bản thân. Bà mỗi ngày một yếu hơn, nó phải một mình bưng rổ bánh lê la khắp làng trên xóm dưới, lanh lảnh cất tiếng rao cả những ngày nắng cháy da hay mưa trắng xóa. Có ngày bán đắt, hết sớm, nó lại mom men trước cổng trường học, ngắm nhìn những cô cậu học sinh thành từng tốp nói chuyện cười đùa, nó thầm ước, giá như mẹ còn sống, giá như ba không cưới dì, giá như nó không sinh ra trong cái làng quê nghèo nàn này... vô vàn cái giá như bay vòng vèo trong đầu nó, nhưng tất cả đều chỉ là giá như mà thôi. .

Vào một buổi tối mưa gió, bà lên cơn khó thở rồi mất. Nó như người vô hồn, lặng lẽ cầm lấy tay bà, không một giọt nước mắt, không một lời khóc than. Có lẽ nó đã quá đau rồi. Cha hay tin, ông về. Một vài tiếng khóc nho nhỏ, như hối hận, như oán tiếc. Chỉ vài câu hỏi thăm tình hình. Ngày đưa tang, mưa to như để chia buồn cùng nó, nước mắt hòa trong màn mưa mặn chát. Không một chút cảm giác. Nó đã không còn bà để dựa dẫm nữa rồi. Sau đám tang, cha lại lên thành phố, chỉ biết chửi bới nó sao nghỉ học, kêu không gởi tiền về nữa, rồi đi hẳn, không một cuộc gọi từ ngày đó. Như thể nó chưa từng là con ông. Nỗi đau này cộng với nỗi đau bà mất càng làm một con bé 15 tuổi sụp đổ hoàn toàn. Tâm trí non nớt của nó làm sao chịu nổi đả kích lớn như vậy, vào ngay lúc này?

Từ ngày bà mất, một mình nó với căn nhà vắng lạnh, tấm ảnh thờ bà trên bàn dù luôn mỉm cười cũng chẳng cho nó chút hơi ấm. Nó bắt đầu nhận bánh từ cô rồi vẫn đi bán hằng ngày. Chẳng còn ai chờ cơm nó vào mỗi tối, vá áo quần cho nó. Trong tivi chiếu cảnh một cậu bé ngồi lạnh run ở chỗ đợi xe buýt, được người qua đường nhường khăn ấm, áo len, mà lòng nó chợt lạnh. Tự nó hiểu rằng sẽ chẳng ai vứt cho nó dù là một ổ bánh mì. Cuộc sống luôn bất công với một đứa trẻ như nó. Nó cũng từng thấy những chiếc xe tình nguyện chở đầy áo ấm, bánh kẹo lên vùng quê nó, nhưng sự rụt rè và chút ít cái gọi là lòng tự trọng của một đứa con gái, nó không bu quanh các anh chị để giành giựt mấy cái áo ấm, chỉ đứng từ xa nhìn lại và ao ước, giá như có ai đó nhìn về phía nó, dù chỉ là thoáng qua. Nó ước, nó muốn, nó vùng vẫy trong thế giới nội tâm của nó rằng hãy chạy lại , nhưng rồi lại hụt hẫng ngơ ngác nhìn những chiếc xe rời đi trong ánh nắng dịu nhẹ của một ngày cuối đông.

Một cơn gió lạnh ùa vào kéo nó về với thực tại. Nhìn sang bên kia đường, đằng sau lớp cửa kính là một gia đình đang sum vầy xem tivi, cười đùa, nó bật khóc, bao lâu rồi nó chưa khóc thoải mái như vậy. Tiếng nức nở hòa trong đêm mưa như xé tan lòng người. Lạ ! Chẳng một ai nge thấy. Lê tấm thân nhỏ bé , nó bước đi trong mưa, thẳng tới nơi có bà và mẹ đang nằm. Nó ôm chầm lấy mộ bà rồi lại tới mộ mẹ. Tiếng òa khóc mỗi lúc một to, như muốn xóa hết bao muộn phiền tủi nhục trong mấy năm qua. Nó thấy mẹ cười hiền với nó, bà lại vuốt ve nó như lúc xưa. Cái đói cái lạnh làm nó ngã quỵ nhưng chưa bao giờ nó thấy lòng ấm áp như lúc này. Nó ngất đi.

Giật mình tỉnh dậy, nó thấy mình đang nằm trong một chiếc giường ấm áp, cánh cửa mở ra, một người phụ nữ cười hiền hậu với nó, như mở ra một chân trời mới, một cuộc sống mới, cho một đứa trẻ bất hạnh – là nó.

p/s: Gia đình kia mất con gái, trong một lần đi thăm mộ con thì gặp nó đang ngất xỉu, đem về chăm sóc và muốn nhận làm con nuôi.

Ngày đăng: 26/04/2016
Người đăng:
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Mật ong rừng chuẩn thơm ngon sạch của Điện Biên
Mark Zuckerberg
 

Hãy làm những gì mình yêu thích

Mark Zuckerberg- CEO Facebook

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage