Gửi bài:

Chương 6 - Mục trường kinh hồn

Từ trong tán lá bên một cành cây bên đường có một cái đầu thò ra cất tiếng:

- La tam ca phải không, đệ Ở đây nè...

La Vĩnh Tường vẫy tay gọi:

- Hãy mau xuống đây !

Đại Ngưu nhảy khỏi cành cây phi thân xuống đất. Vừa đặt chân xuống đất gã đã vội hỏi:

- Tam ca, ở trong đấy thế nào ? Rốt cuộc là người hay là quỷ ?

La Vĩnh Tường nói:

- Bây giờ không có thời gian kể lại tỉ mỉ cho đệ nghe đâu. Trước tiên đệ hãy mau đi theo ta làm một việc rất cần.

Đại Ngưu hỏi:

- Để làm gì ?

La Vinh Tường dùng tay chỉ chỉ và nói:

- Bây giờ đi men theo dốc núi bên trái kia, sau đó xuyên qua một chuồng trâu. Phía sau truồng châu sẽ có một ngọn đồi nhò. trên đồi chính là nghĩa địa...

Đại Ngưu thất kinh:

- Nghĩa địa à ? Chỗ mà tam ca nói chính là nơi chôn người chết phải không ?

La Vĩnh Tường nói:

- Không sai, ở đấy có một ngôi mộ còn mới. Người được chôn ở dưới chính là Đơn Luân, trang chủ của nông trại nhà họ Đơn. Đệ hãy đến đấy đào ngôi mộ lên, đem tử thi lên...

Đại Ngưu vừa nghe đến đây đều dựng hết cả lông càu nhàu:

- Tam ca, huynh muốn đệ đi ăn trộm tử thi hay sao ?

La Vĩnh Tường không hề phủ nhận nói:

- Sau khi đệ lấy tử thi xong nhớ phải đắp lại y như cũ, đừng để lại một dấu vết gì. Sau đó đệ mang tử thi trở lại đường cũ cách nông trại này mười dặm ở đấy đợi ta, đệ đã nhớ kỹ chưa ?

Đại Ngu đáp:

- Đệ nhớ rồi, nhưng mà...

La Vĩnh Tường xua tay chận lại:

- Thôi được rồi, hãy mau đi đi ! Hành động phải thật cẩn thận, đừng để bị phát giác.

Đại Ngưu nói:

- Nhưng mà... một mình đệ chỉ sơ... chỉ sơ...

La Vĩnh Tường nói:

- Sợ cái gì ? Từ nào đến giờ đệ rất can đảm mà, chẳng lẽ lại sợ quỷ hay sao ?

Đại Ngưu nói:

- Ai nói đệ sợ ? Chỉ là... chỉ là tay chân hơi run vậy thôi.

La Vĩnh Tường mỉm cười nói:

- Không cần phải sợ, ta sẽ ở gần đó canh chừng giúp đệ.

Nếu như có biến cố gì ta sẽ lập tức giúp đệ một tay. Thời gian đã không còn sớm, hãy đi đi mau !

Đại Ngưu không còn cách nào khác đành phải đi đến ngọn đồi phía sau.

La Vĩnh Tường ngầm hộ tống theo sau Đại Ngưu một đoạn, đợi đến khi gã vòng qua khỏi khu rừng và leo lên đến đỉnh ngọn đồi phía sau, lúc ấy mới quay trở lại dãy nhà gỗ.

Khi trở về đến thư phòng, La Vĩnh Tường phát hiện có một bóng đen đang cầm cây búa sáng loáng đang đứng trước cửa sổ.

Người đó không ai khác hơn là Đơn Mãnh.

La Vĩnh Tường vừa nhận ra Đơn Mãnh liền thất kinh, định thối lui tìm chỗ nấp, nhưng đã muộn. Cho nên đành phải bước đến mỉm cười chào hỏi:

- Đêm khuya như vậy mà Đơn huynh còn chưa đi ngủ ư ?

Đơn Mãnh không trả lời mà hỏi ngược lại:

- La công tử vừa đi đâu đấy.

- Tại hạ có một cái tật là hễ lạ giường là không ngủ được, vì vậy mới ra bên ngoài tản bộ một vòng.

Đơn Mãnh lại hỏi:

- Nếu vậy tại sao không đi ra bằng phía cửa chính mà lại chui qua cửa sổ chứ ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Đêm khuya mở cửa sợ sẽ làm kinh động đến lão phu nhân ở phía sau. Hơn nữa đối diện với cửa sổ này là rừng cây, cảnh sắc lại tuyệt đẹp, vì cảm thấy tiện lợi cho nên tại hạ mới đi ra từ phía cửa sổ...

Nói đến đây La Vĩnh Tường liền hỏi lại Đơn Mãnh:

- Vừa rồi tại sao tại hạ không nhìn thấy Đơn huynh ?

Đơn Mãnh cười nhạt:

- Sau nữa đêm là đến lượt ta tuần gác, vừa rồi ta đi ngang qua đây nhìn thấy cửa thư phòng không dóng cho nên dừng lại nhìn xem thử.

La Vĩnh Tường lại hỏi:

- Trong nông trang này rất yên tĩnh mà, ban đêm còn cần phải đi tuần sao ?

Đơn Mãnh đáp:

- Phải đề phòng dã thú đến bắt gia súc và để đề phòng kẻ trộm.

La Vĩnh Tường a lên một tiếng:

- Ở đây bốn bề đều có núi bao quanh, cho nên các loại dã thú như chồn cáo thiết nghĩ chắc có lẽ có.

Nhưng mà gần đâ không có một ngôi nhà nào chẳng lẽ có người từ xa chạy đến thâm sơn hẻo lánh này ăn trộm sao ?

Đơn Mãnh nói:

- Nhiều lúc cũng có những kẻ bất lương giả bộ lạc đường đến xin ngủ nhờ qua đêm, nhưng trong bụng chúng chứa toàn dã tâm cũng không chừng.

Hơi ngừng lại một lát, rồi gã cười nhạt nói tiếp:

- La công tử, ta không có ý nói người, xin người đừng có hiểu lầm.

La Vĩnh Tường ngửa mặt cười:

- Đơn huynh đừng bận tâm, tại hạ không phải hạng người nhỏ mọn như vậy đâu...

Đừng nói Đơn huynh không phải ám chỉ tại hạ, cho dù có ám chỉ thì chỉ cần tự hỏi lòng không cảm thấy hổ thẹn là được rồi.

Đơn Mãnh gật gật đầu nói:

- Nói rất phải. Đêm đã khuya rồi, thôi La công tử hãy đi nghỉ đi !

La Vĩnh Tường vội nói:

- Đơn huynh phải gác đêm, tại hạ lại không ngủ được, vậy tại sao chúng ta không cùng ngồi nói chuyện với nhau chứ ?

Đơn Mãnh đáp:

- La công tử muốn nói chuyện gì ?

La Vĩnh Tường cười:

- Chuyện gì cũng được, miễn sao là chóng qua đêm thì thôi. Ở kia có mấy cái ghế, chúng ta hãy đến đấy ngồi nói chuyện.

Đơn Mãnh liền đồng ý. Gã cầm cây búa bước đến kéo cái ghế gỗ ngồi xuống.

Lúc ấy có một tiếng "phập" vang lên, lưỡi búa của Đơn Mãnh đã cắm sâu xuống đất đến năm, sáu tấc.

La Vĩnh Tường đoán rằng cây búa kia ít nhất cũng nặng đến bảy mươi cân. Nó tuyệt đối không phải là cây búa chặt cây bình thường, mà giống như là một binh khí.

La Vĩnh Tường cũng tiến đến ngồi xuống đối diện với Đơn Mãnh, rồi bắt đầu mở lời thăm dò:

- Ở đâuy cây cỏ xanh tươi, quả thật là một thôn trang tuyệt đẹp. Không biết quý phủ đã mất bao nhiêu năm để biến nơi này xinh đẹp như ngày nay ?

Đơn Mãnh nói:

- Cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Từ lúc tiên phụ tới đây cho đến bây giờ chưa đến hai mươi năm.

La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

- Một hai chục năm mà có thể tạo dựng được quy mô lớn như vầy có thể nói là không đơn giản chút nào.

Năm đó lệnh tôn có nhãn quan thật độc đáo nên đã chọn nơi đây lập nghiệp. Nhưng thất đáng tiếc là tại hạ vô duyên nên chưa được bái kiến lệnh tôn.

Đơn Mãnh nói:

- Tiên phu qua đời vừa được một tháng, nếu như La công tử có thể đến sớm một chút thì có thể gặp được người rồi.

La Vĩnh Tường thở dài tiếc rẻ:

- Bình sanh các hạ kính trong nhất là các bậc trưởng bối trung hậu và biết lo cho gia đình.

Hôm nay tại hạ chính mắt thấy bẩy huynh đệ của Đơn huynh cùng sống chung một nhà, lại thêm lão phu nhân hiền từ khả ái. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy lệnh tôn là một vị tiền bối tài giỏi và đức độ. Nhưng không biết tại sao ông trời lại không có mắt...

Đơn Mãnh dường như cũng rất thương cảm, nhưng mà vẫn nói cứng:

- Làm người khó mà tránh khỏi cảnh sinh lão bệnh tử. Đây cũng là chuyện bất đất dĩ mà thôi.

La Vĩnh Tường đột nhiên nghiêm giọng:

- Đơn huynh, có câu này tại hạ cứ để trong lòng mãi, không biết có nói ra hay không ?

Đơn Mãnh ngạc nhiên:

- Có chuyện gì vậy ?

La Vĩnh Tường nói:

- Đây chỉ là suy đoán của tại hạ mà thôi, nói ra xin Đơn huynh đừng trách là đường đột và thất lễ.

Đơn Mãnh nói:

- Có chuyện gì cứ nói thẳng ra đi !

La Vĩnh Tường thấp giọng nói:

- Tại hạ hoài nghi lệnh tôn không phải chết vì bệnh đàm quyết, mà là bị người mưu hại.

Đơn Mãnh biến sắc:

- Tại sao La công tữ biết được ?

La Vĩnh Tường nói:

- Bênh đàm quyết là do chứng thở khò khè gây ra. Sanh tiền lệnh tôn đã không có chứng thở khò khè, vậy không thể nào có bệnh đàm quyết được.

Đơn Mãnh nói:

- Nhưng đại phu đã chẩn đoán đích thật là bệnh đàm quyết mà.

Hơn nữa, trước khi tiên phụ lâm chung, chúng tôi đều chính mắt nhìn thấy người thở rất khó khăn.

La Vĩnh Tường tiếp:

- Một người trước khi lâm chung tất nhiên là thở rất khó khăn, đây không thể nói là bệnh được.

Đơn Mãnh cố cãi:

- Nhưng mà, Tào lão phu tử ở Lan Châu là một vị danh y tiếng tăm khắp hai tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây mà, lẽ nào lão ta...

La Vĩnh Tường gằn từng tiếng:

- Rất có thể lão ta là hung thủ mưu sát lệnh tôn.

Đơn MÃnh ngớ mặt ra một hồi rồi đột nhiên cười lớn

La Vĩnh Tường hỏi:

- Phải chăng Đơn huynh không tin lời tại hạ nói:

Đơn Mãnh lắc đầu nói:

- Nếu như nói người khác thì có thể tin được. Đàng này Tào lão phu tử và tiên phụ vốn là bằng hữu nhiều năm. Như thế lão làm sao mưu hại bằng hữu của mình được chứ ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Bằng hữu lâu năm rồi cũng từ từ có thể trở thành kẻ thù, đây cũng là việc thường gặp.

Đơn Mãnh hơi gắt giọng:

- Đương nhiên trường hợp đó phải có nguyên nhân.

Lần đó, Tào lão phu tử từ Lan Châu đến thăm tiên phụ. Hai người gặp nhau liền rất vui mừng, họ không hề có bất hoà hay tranh cãi. Vậy bốn chữ " trở thành kẻ thù" từ đâu mà có.

- Tại hạ nghĩ vấn đề chính là ở chỗ Tào lão phu tử đặc biệt từ Lan Châu đến đây đấy.

Đơn Mãnh hỏi:

- Tại sao ?

La Vĩnh Tường nói:

- Đơn huynh thử nghĩ xem, lệnh tôn vừa từ Lan Châu trở về thì ngay hôm sau Tào lão phu tử đã đến.

Họ vừa chia tay ở Lan Châu nhưng lại mong mau gặp mặt, như vậy là vì duyên cớ gì ?

Đơn Mãnh liền hỏi:

- La công tử nói là vì duyên cớ gì chứ ?

La Vĩnh Tường mỉm cười nói:

- Nghe nói là vì tranh mua một bức hoa. xưa...

Đơn mãnh lấy làm ngạc nhiên:

- Bức hoa. hình dạng như thế nào ?

La Vĩnh Tường chậm trãi nói:

- Hình dáng bức hoa. thế nào, tại hạ cũng không được rõ, chỉ nghe nói bức hoa. kia là do một người từ quan ngoại mang đến Tiểu Nguyệt sơn trang ở thành Lan Châu bán.

Lúc ấy bốn năm vị khách có mặt ở đó cũng muốn mua bức hoa. kia. Nhưng vì lệnh tôn đưa giá cao cho nên mua được bức hoa.

Tào lão phu tử cũng rât thích thú đối với bức hoa. kia. Lão đã nhiều lần nài nỉ lệnh tôn nhường lại, nhưng mà lệnh tôn không chịu.

Vì vậy lão mới đuổi theo gấp đến nông trang...

Không đợi cho La Vĩnh Tường nói hết, Đơn Mãnh đột nhiên đứng phắt dậy trầm giọng nói:

- Những lời này La công tử nghe được từ đâu ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Tin này thiên hạ đồn khắp thành Lan Châu, lẽ nào Đơn huynh lại không hay biết gì sao ?

Đơn Mãnh hứ một tiếng:

Tháng trước ta còn đến Lan Châu, nhưng tại sao không nghe được những tin đồn này ?

La Vĩnh Tường trả lời:

- Đơn huynh không tin tại hạ sao ? Ba hôm trước tại hạ đi ngang thành Lan Châu còn nghe một tin đồn còn đáng sợ hơn nữa là...

Đơn Mãnh vội hỏi:

- Tin đồn gì ?

La Vĩnh Tường trả lời:

- Nghe nói trước đây ba hôm có một vị đạo trưởng đi ngang qua nông trại của nhà họ Đơn và phát hiện ra hơn bốn mươi mấy người trong quý phủ đây, toàn bộ đều bị trúng độc chết hết, hơn nữa trạng thái chết rất là kỳ quái...

Đơn Mãnh nhướng mày nói:

- Thật không, bọn họ còn nói sao nữa ?

La Vĩnh Tường tiếp:

- Nghe nói, trong nông trang họ còn thấy rất an lành. Người lớn thì đang làm việc, trẻ nít thì đang nô đùa. Chỉ là tất cả đều đứt hơi chết nguyên tại chỗ.

Đơn Mãnh ngửa mặt cười lớn:

- La công tử, bây giờ ngươi tận mắt nhìn thấy rồi đó, không phải chúng tôi đều sống rất mạnh khoẻ hay sao ?

La Vĩnh Tường thêm:

- Bây giờ tại hạ chính mắt nhìn thất, đương nhiên là hiểu rõ được những tin đồn kia.

Nhưng hôm qua khi tại hạ đứng trước cái cổng gỗ bên ngoài miệng cốc, trong lòng tại hạ cũng có hoài nghi không biết bên trong có người hay không ?

Đơn Mãnh nhún vai một cái, làm điệu bộ như có vẻ bất đắc dĩ:

- Chẳng lẽ vì những tin đồn đó mà chúng tôi mời hết người trong thiên hạ đến nông trang này xem rõ sự tình hay sao chứ ?

La Vĩnh Tường nói:

- Nhưng không có gió ắt sẽ không có sóng. Vậy tin đồn từ đâu mà có ? Kẻ tung tin có ý đồ gì ? Tại hạ cảm thấy quý trang nên truy cứu rõ việc này mới được.

Đơn Mãnh mỉm cười:

- Người trí đương nhiên sẽ hiểu rõ việc này. Thiên hạ có miệng thì họ nói gì cứ việc nói

Dường như Đơn Mãnh không có gì ngạc nhiên đối với tin đồn kinh người này và cũng chẳng muốn làm cho rỏ ra.

Đơn Mãnh ngửng mặt nhìn trời nó:

- Trời đã gần sáng rồi, xin mời La công tử trở về thư phòng nghỉ đi. Ta cũng phải đi đến chuồng gia súc xem thử.

La Vĩnh Tường đáp:

- Đơn huynh cứ tự tiện, tại hạ còn muốn ngồi đây một lát nữa.

Đơn Mãnh cũng không khách sáo, gã gật gật đầu rồi xách búa bước đi.

La Vĩnh Tường đợi cho bóng gã mất hẳn trong màn đêm. Lúc ấy mới lập tức đứng lên tiến về phía trước. Rồi quan sát kỹ lưỡng những chỗ gần cái ghế mà Đơn Mãnh vừa mới ngồi.

Xung quanh đấy đều là đất bùn. Cái lỗ mà lưỡi búa của Đơn Mãnh cắm xuống lúc nãy sâu độ nữa tấc. Nhưng mà xung quanh chân ghế không hề phát hiện có một vết lún nào.

Một gã hán tử cao lớn và mạnh khoẻ như Đơn Mãnh thì đương nhiên trọng lượng không thể nhẹ như thế được. Trừ phi nội công của gã đạt đến cảnh giới tối thượng thừa mà thôi.

Cũng có thể những người trong nhà họ Đơn này đều là cao thủ võ lâm ẩn tích.

La Vịnh Tường càng nghĩ càng cảm thấy hoài nghi. Đứng dậy rảo một vòng chung quanh nhà gỗ, cẩn thận đưa mắt nhìn về phía đồi ở sau.

Chỉ thấy trên đỉnh ngọn đồi nhỏ ở phía sau hoàn toàn yên tĩnh. Chắc là Đại Ngưu đã lấy được tử thi và rời khỏi chỗ đó rồi chăng ?

Dừng lại một lát rồi La Vĩnh Tường nhè nhè trở về thư phòng nằm nghỉ.

Vừa nằm xuống giường, đột nhiên phát giác phát giác ở phía dưới cổ có vật gì trơn trơn và lành lạnh đang ngoe nguẩy.

Thì ra là một con rắn.

La Vĩnh Tường không khỏi lạnh toát mồ hôi, liền nín thở lại, nằm im không dám nhúc nhích

Bởi vì La Vĩnh Tường biết đó là một con độc xà

Lúc này nó đang nằm dưới gối mà vẫn chưa bị làm kinh động.

Chỉ cần động đậy là sẽ bị nó cắn ngay

Chi bằng nằm yên chờ đợi, sẽ còn có hy vọng thoát hiểm.

Một hồi lâu, La Vĩnh Tường cảm thấy con độc xà kia bắt đầu bò ra. Thân mình lành lạnh của nó bò ngang qua yết hầu.

Lúc này mồ hôi trên trán La Vĩnh Tường đã nhỏ xuống thành giọt.

Nhưng La Vĩnh Tường vẫn nằm yên đưa mắt nhìn lên mái nhà mà chờ đợi sự thay đổi giữa cái chết và sống.

Vào lúc này, bất kỳ một âm thanh nhỏ nào, một cử động gì cũng có thể làm cho La Vĩnh tường chết ngay dưới miệng của con độc xà.

Trong khi ấy con độc xà đã chui vào trong cổ áo xuống dưới ngực của La Vĩnh Tường.

Hơn bao giờ hết, lúc này La Vĩnh Tường vô cùng khẩn trương.

Tuy có thể nén thở được, nhưng không có cách chi để tim đừng đập. Lỡ như con độc xà bò ngang qua ngực trái bị nhịp tim đập làm kinh động, khi ấy hậu quả khó mà có thể lường được.

Chết La Vĩnh Tường không sơ...

Nhưng còn nằm bất động để chờ cái chết kề cận sát bên như vậy, quả thật khiến cho người ta cảm thấy thật vô cùng khó chịu.

Toàn thân La Vĩnh Tường dường như đều cứng đơ, duy chỉ có hai con mắt là còn chuyển động.

Miệng muốn gào to lên, hay là nhảy xuống chạy nhanh ra ngoài, thậm chí chỉ mong sao mình biến thành một lò lửa hoặc một chảo dầu sôi... để thiêu đốt con độc xà kia ra thành tro

Nhưng thật đáng tiếc La Vĩnh Tường không thể làm được. Bởi vì lúc này tuyệt không thể cử động được.

La Vĩnh Tường trong lòng cảm thấy rất nóng ruột, cổ họng khô rang, mồ hôi chảy ra như tắm...y phục toàn thân đều thấm mồ hôi.

Ồ ! Thật kỳ quái, con độc xà kia lại tự động quay đầu trở lại, hình như nó có ý định bỏ đi.

Bây giờ La Vĩnh Tường mới nhìn thấy rõ đó là một con tối độc xà có màu xanh lá trúc.

Loài độc xà tính vốn thích mát mà sợ nóng. Bởi vì lúc ấy La Vĩnh Tường quá khẩn trương nên đã toát hết mồ hôi, làm cơ thể nóng bừng lên.

Vì thế con độc xà không chịu được nên tính bỏ đi.

La Vĩnh Tường vừa định thở dài nhẹ nhõm thì bỗng nhiên nghe một tiếng "vù". Trước cửa sổ đột ngột xuất hiện một bóng đen.

Bóng đen kia cao lớn vạm vỡ giống như là Đơn Mãnh.

Có một điều lạ là bóng đen đứng bên ngoài cửa sổ không hề cử động cũng như lên tiếng.

Thế rồi con độc xà vừa định bò ra liền bị âm thanh kia làm cho giật mình. Nó liền lập tức quay đầu trở lại, bò ngang qua mặt La Vĩnh Tường.

Lần này con độc xà bò tương đối nhanh.

Thân mình lành lạnh của nó trườn trên mặt của La Vĩnh Tường, còn lưỡi thì cứ thụt ra thụt vào và chạm cả vào mũi.

La Vĩnh Tường thất kinh, gần như muốn tung dậy bỏ chạy.

Loài rắn khi hoảng sợ thường có hai phản ứng.

Một là cắn kẻ địch để tự vệ bản thân, hai là bò nhanh để tìm chỗ trốn.

Nếu như con độc xà cắn địch phòng thân thì La Vĩnh Tường nhất định sẽ chết ngay.

Còn nếu lỡ như nó tưởng lỗ mũi của La Vĩnh Tường là một cái hang mà chui vào thì há chẳng phải nguy hiểm hay sao ?

La Vĩnh Tường biết rằng đã đến lúc phải quyết định giữa sự sống và cái chết. Bằng bất cứ giá nào cũng phải mạo hiểm một phen. Bằng không chỉ có một con đường chết mà thôi.

La Vĩnh Tường liền dùng hết sức lực bình sinh bậm hai môi lại. Mắt nhìn không chớp hướng chuyển động của con độc xà.

Đợi đến khi con độc xà vừa bò đến miệng. La Vĩnh Tường đột nhiên há miệng bật ra một luồng khí lạnh thổi tung nó lên.

Con độc xà bị một luồng nội gia chân khí thổi bay thẳng lên đụng vào mái nhà một cái "bộp".

La Vĩnh Tường liền nhanh như cắt lăn xuống khỏi giướng. Vừa rơi xuống đất vội vàng đứng lên, thuận tay vớ cái bình trà trên bàn ném theo.

Tiếp theo là tiếng rơi loảng choảng của những mãnh vỡ cái bình. Còn con độc xà màu xanh lá trúc cũng đã biến thành một đống thịt.

La Vĩnh Tường thở mạnh ra một tiếng, sau đó định thần nhìn lại ra ngoài phía cửa sổ thì bóng đen kia đã mất tự lúc nào...

Điều kỳ quái là những tiếng động vừa rồi không hề làm kinh động đến lão phu nhân ở phía sau và những huynh đệ họ Đơn.

Tất cả bốn bề vẫn yên tĩnh, dường như không có chuyện gì vừa xảy ra vậy.

La Vĩnh Tường kinh hồn không dám tiếp tục ngủ nữa.

Đứng suy nghĩ hồi lâu, sau đó nhặt lấy xác con độc xà và những mảnh vỡ của cái bình bọc lại trong một cái khăn xong, đặt nó vào ngăn kéo thứ hai bên trái bàn sách.

Sau đó mở cửa sổ ra, và ngồi xuống bến cửa sổ chờ trời sáng.

Từ cửa sổ có thể nhìn thấy con đường giao thông ở bên ngoài sơn cốc.

La Vĩnh Tường cứ ngồi suy nghĩ những việc vừa trải qua hồi hôm.

Càng nghĩ càng cảm thất có rất nhiều chỗ suy đoán hoài không ra.

Như là những gì mình thấy tại sao hoàn toàn trái ngược với những gì Vô vi đạo trưởng đã gặp ?

Tào lão phu tử ở Lan Châu có quan hệ gì về việc này ?

Những người trong nông trại nhà họ Đơn phải chăng đều là những võ lâm cao nhân ẩn tích.

Kế đến là con độc xà ở dưới gối. Không còn suy đoán dài dòng cũng được biết đó chính là kiệt tác của Đơn Mãnh. Nhưng tại sao gã hạ độc thủ như vậy ? Lẽ nào hành tung của mình đã bị gã biết rồi sao ? Nếu vậy tại sao gã không chính diện vạch mặt mình chứ ?

Vì sao hắn không ngăn cản Đại Ngưu về việc đào mồ trộm thi thể ? Sao bây giờ vẫn còn yên tĩnh như vậy ?

Đột nhiên La Vĩnh Tường có cảm tưởng mình dường như đang ở trong một cạm bẩy được bố trí hết sức tinh vi của đối phương.

Nhất cử nhất động của mình đều bị đối phương sớm biết rõ.

Ngược lại sự an bày và ý đồ của đối phương thì mình hoàn toàn không biết chút gì.

Đang lúc buồn bực, đột nhiên La Vĩnh Tường nhìn thấy bên ngoài miệng cốc có một bóng đen từ xa chạy nhanh đến.

La Vĩnh Tường lập tức đứng dậy lách mình nấp vàp một bên cửa sổ. Sau đó lão đưa ngón tay trỏ chọt thủng một lỗ nhỏ tren cánh cửa sổ bắng giấy và đặt mắt vào cái lỗ để nhìn ra bên ngoài.

Bóng đen chạy đến rất nhanh, chỉ mấy bước nhẩy thì đã đến bên bìa rừng.

Sau đó. bóng đen đột nhiên bay nhanh vào trong khu rừng, thoáng chốc đã không còn thấy bóng dáng.

La Vĩnh Tường đứng đợi một hồi vẫn không thấy bóng đen kia xuất hiện. Bấy giờ trong lòng cũng không khỏi ngạc nhiên.

Thế rồi La vĩnh Tường liền nhẹ nhẹ đẩy cửa sổ ra tung mình vọt ra bên ngoài.

Khoảng cách giữa dãy nhà và khu rừng không quá mười trượng. Nhưng vì La Vĩnh Tường phải dấu kín hành tung, cho nên phải men theo mé hiên bọc ra phía sau dãy nhà.

Nhìn quanh không thấy một bóng người, lúc ấy lão mới đề chân khí, bắn nhanh mình vào trong rừng cây.

Vừa vào trong rừng, La Vĩnh Tường lập tức dán chặt mình vào một thân cây khô lắng tai nghe ngóng.

Không ngờ trong rừng cây lại yên lặng như tờ.

La Vĩnh Tường từ từ rời khỏi thân cây tiến vào bên trong khu rừng, nhưng ở đây vẫn chẳng thấy gì.

La Vĩnh Tường sau đó lập tức dùng thân pháp rảo nhanh một vòng khu rừng, nhưng kết quả cũng không tìm thấy được bất cứ một bóng người nào cả.

Bóng đen vừa rồi giống như một làn khói nhạt đã tan biến vào khoảng chân không.

La Vĩnh Tường tin rằng mình không thể nào hoa mắt được. Vừa rồi rõ ràng nhìn thấy bóng đen kia đã vào trong rừng, lẽ nào thật sự có quỷ sao ?

La Vĩnh Tường không bao giờ tin có chuyện ma quỷ ? Vì vậy lại rảo bước tìm kiếm một vòng nữa, nhưng kết quả vẫn không phát hiện được điều gì

Lúc này phương đông đã hừng sáng.

La Vĩnh Tường đành phải mang mối hoài nghi trở về thư phòng, nhưng trong lòng thì lại không chịu bỏ qua.

Vì thế sau khi trở về phòng, La Vĩnh Tường liền nấp vào phía sau cửa sổ để quan sát khu rừng.

Không bao lâu trời đã sáng hẳn, nhưng mà bóng đen trong khu rừng vẫn không thấy bóng đen xuất hiện. Chỉ thấy Đơn Mãnh vác búa trên vai từ sau nhà bước đến.

Khi đi ngang qua cửa sổ thư phòng gã không hề liếc mắt nhìn vào trong một cái. Chỉ hứ khẽ rồi đi về phía tàn cây có mấy khúc gỗ. Lát sau đã nghe thấy tiếng bửa củi vang lên.

La Vĩnh Tường làm bộ vừa mới tỉnh dậy, đẩy cửa bước ra bên ngoài, vừa đưa tay lên che miệng ngáp vừa mỉm cười chào:

- Chào Đơn huynh !

Đơn Mãnh cũng mỉm cười gật đầu:

- Chào La công tử, trời vừa mới sáng, sao công tử không ngủ thêm một chút nữa đi.

La Vĩnh Tường nói:

- Đủ rồi, tại hạ còn phải đến Bách La tự nữa, lên đường sớm một chút sẽ đến nơi mau hơn.

Đơn Mãnh cười:

- Thế thì không cần phải gấp. Ở đây toàn là gia súc nuôi, sao La công tử không lấy một con ngựa mà đi. Nhất định trước hoàng hôn La công tử sẽ đến nơi

La Vĩnh Tường nói:

- Tại hạ đã làm phiền một đêm là đủ lắm rồi, làm sao mà dám lấy ngựa nữa chứ ?

Đơn Mãnh nói:

- Có gì đâu mà khách sáo, dẫu sao thì La công tử cũng còn phải trở lại ngang con đường của khu núi này. Lúc ấy trả lại cho chúng tôi cũng được mà.

Xem khẩu khí của gã hôm nay so với hôm qua có vẻ thân thiết hơn nhiều.

Nếu so với hồi đêm thì giống như hai con người khác nhau hoàn toàn.

Không bao lâu, Đơn lão phu nhân cũng đã thức dậy.

Nhà họ Đơn từ lớn đến nhỏ lại khoản đãi La Vĩnh Tường nhiệt tình giống như ngày hôm qua.

Họ giữ La Vĩnh Tường lại để dùng bữa ăn sáng, sau đó còn chưẩn bị sẵn ngựa và lương khô.

Trước khi chia tay họ còn căn dặn, khi nào trở về nhớ ghé lại làm khách vài ngày.

La Vĩnh Tường hết lời cảm tạ lòng tốt của tất cả mọi người rồi mới từ từ cỡi ngựa lên đường.

Vừa ra khỏi cốc là La Vĩnh Tường vội vã đi tìm Đại Ngưu.

Khi đến địa điểm hẹn thì quả nhiên Đại Ngưu đã đứng đợi sẵn ở bên đường.

La Vĩnh Tường vừa gặp Đại Ngưu đã vội hỏi:

- Thế nào rồi, xong xuôi hết chưa ?

Đại Ngưu lắc lắc đầu nói:

- A ! Đừng có nhắc đến nữa. Chúng ta đều đã bị gã họ Kim kia lừa rồi...

La Vĩnh Tường hỏi gấp tới:

- Thế nào ? Đã có chuyện gì xảy ra ?

Đại Ngưu nhún vai cười khổ :

- Phần mộ thì có, nhưng trong quan tài chỉ có một tảng đá to, ngoài ra klhông có thi hài nào hết.

La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

- Thật sự có chuyện này sao ?

Đại Ngưu đưa tay chỉ vào trong rừng cây bên đường nói:

- Đệ đoán là tam ca sẽ không tin, cho nên đệ đã mang tảng đá đó đến đây.

Hiện giờ đệ dang đặt nó ở trong khu rừng kia.

La Vĩnh Tường tung mình rời khỏi ngựa, thuận tay trao dây cương cho Đại Ngưu cầm, rồi vội vã bước nhanh vào trong rừng.

Quả nhiên không sai, trong rừng ngoài hai tảng đá lớn ra còn có một tảng đá lớn dài. Từ kích thước dài ngắn, rộng hẹp tất cả đều khít với thân hình của một người lớn.

La Vĩnh Tường ngồi xổm xuống quan sát tỉ mỉ những vết đẽo trên tảng đá.

Xem xét một hồi, đột nhiên ngẩng dầu lên hỏi:

- Tảng đá này chính tay đệ lấy từ trong quan tài ra ?

Đại Ngưu đáp:

- Đúng vậy ! Có gì không phải hay sao ?

La Vĩnh Tường lại hỏi:

- Trước khi đào mộ mở quan tài ra đệ có phát hiện ngôi mộ và quan tài đã có từng bị ai đào lên và mở ra chưa ?

Đại Ngưu đứng ngẩn ra:

- Điều này... Điều này đệ không có để ý đến.

La Vĩnh Tường nói:

- Đệ thử nghĩ lại xem, lớp đất phía trên ngôi mộ có phải vừa mới đắp lên không ? Nắp quan tài có bị mở ra chưa ?

Đại Ngưu suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Về nắp quan tài đệ đây không để ý, không nhớ rõ, nhưng mà phần đất trên ngôi mộ dường như mới được đắp lên không bao lâu.

La Vĩnh Tường cười nhạt nói:

- Thế thì không sai rồi, tảng đá này vừa mới được người ta đặt vào trong quan tài.

Đại Ngưu ngạc nhiên:

- Tam ca, huynh dựa vào đâu mà biết vậy ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Nếu như tảng đá kia được đặt vào trong quan tài từ trước, thế thì trong thời gian hai mươi mấy ngày, nhất định tảng đá sẽ có rêu mọc ra vì bị chôn trong đất lâu ngày.

Hơn nữa vết đẽo còn mới như vầy. Xem ra chắc chắn đã có người ra tay trước ta một bước rồi.

Đại Ngưu nói:

- Ai mà lại có ý đồ giống chúng ta vậy ? Vô duyên vô cớ trộm tử thi đi để làm gì chứ ?

La Vĩnh Tường nói:

- Chúng ta trộm tử thi là để điều tra cái chết cuả Đôn Luân.

Đối phương lấy đi xác chết hiển nhiên là vì không muốn để cho chúng ta biết được chân tướng.

Điều này chứng tỏ rằng trên thi thể cuả Đơn Luân nhất định có một bí mật gì đó.

Đại Nguư nói:

- Nhưng mà tại sao đối phương lại biết chúng ta đến trộm tử thi chứ ?

La Vĩnh Tường trầm ngâm một hồi rồi nói:

- Điều kỳ quái chính là cái điểm này.Chúng ta nhất thời quyết định mở quan tài trộm tử thi, việc này đâu có dự tính trước, càng không có người thứ ba biết được, thế đối phương tại sao...

Đột nhiên như sực nhớ ra điều gì vội hỏi:

- Đêm qua sau khi đệ hành động xong, phải chăng đệ đã đợi ta cho đến bây giờ và chưa rời khỏi nơi đây lần nào ?

Đại Ngưu gật đầu đáp:

- Đệ đã đứng ở đây từ lúc ấy cho đến bây giờ và cũng chưa rời khỏi nơi này nửa bước.

La Vĩnh Tường nói:

- Khi lúc trời gần sáng, đệ có phát hiện có ai qua ngang đây đi vào trong nông trang nhà họ Đơn không ?

Đại Ngưu đáp:

- Không có ! Ở đây chỉ có một con đường. Nếu như có người đi ngang qua, đệ nhất định sẽ nhìn thấy.

La Vĩnh Tường giậm chân thở dài:

- Chúng ta đã bị mắc lừa rồi ! Thật ra nhà họ Đơn không chỉ có thông lộ bí mật mà ngay cả thi thể trong quan tài cũng chính là do bọn họ đã lấy đi. Tất cả những chuyện này đã được bố trí sắp đặt sẵn cả rồi.

Đại Ngưu chưa hiểu:

- Tam ca nói chính bọn họ đã quật mồ người thân của họ và trộm đi thi hài hay sao ?

La Vĩnh Tường nói:

- Bọn họ không phải là người của nhà họ Đơn. Tất cả bốn mươi mấy người trong nhà họ Đơn đều đã bị giết chết từ lâu rồi.

Đại Ngưu càng nghe càng kinh ngạc:

- Việc này... việc này càng ngày đệ càng chẳng hiểu gì cả !

La Vĩnh Tường xua tay nói:

- Chúng ta cùng trở lại nông trang xem thử thì sẽ rõ.

Lời nói chưa dứt đã tung mình lên ngựa phi nhanhđi.

Hai người cưỡi ngựa như bay quay trở lại nông trang nhà họ Đơn. Lúc này mặt trời đã lên gần đến đỉnh đầu.

Chỉ mới cách nhau chưa đến nửa ngày mà cảnh vật ở đây đã hoàn toàn biến đổi.

Một nông trang rộng lớn nhộn nhịp đã biến thành khoảng không yên tịnh. Không một làn khói không một bóng người.

Trong dãy nhà đêm qua còn rất náo nhiệt, vậy mà bây giờ không có lấy một tiếng người. Trong nhà có bày một vài chiếc áo cũ. Trên bàn bụi bám thành nhiều lớp, hình như ngôi nhà từ lâu không có người ở.

La Vĩnh Tường nhìn thấy cảnh vật như vậy liền hơi chau mày, vội vã đẩy cửa bước vào trong thư phòng...

Trong lúc La Vĩnh Tường mở ngăn kéo thứ hai bên trái bàn sách ra, chợt thở dài lẩm bẩm:

- May mà cái bọc này vẫn còn đây, nếu không ngay cả mình cũng hoài nghi đêm hôm qua đã gặp quỷ.

Đó là cái khăn bên trong có chứa những mảnh sành vỡ và xác một con rắn.

La vĨnh Tường vội vàng cất cái bọc vào lại chỗ cũ, đưa tay chỉ ra ngoài cửa sổ nói:

- Đại Ngưu, đệ có nhìn thấy cánh rừng bên kia không ?

Đại Ngưu gật đầu đáp:

- Nhìn thấy.

La Vĩnh Tường nói:

- Trong khu rừng đó nhất định có địa đạo thông với dãy nhà này.

Bây giờ chúng ta chia ra hai đầu tìm kiếm. Đệ vào cánh rừng kia tìm kiếm, còn ta sẽ đi xem xét ở đây.

Đại Ngưu đáp một tiếng rồi cúi đầu bước đi.

- Khoan đã ! La Vĩnh Tường gọi lớn đồng thời nghiêm sắc mặt bói:

- Bọn người này có thể đang trốn trong địa đạo mà vẫn chưa rời khỏi đây.

Do đó đệ phải hết sức cẩn thận đề phòng, nếu có phát hiện ra miệng của địa đạo thì lập tức phải thông báo ngay cho ta biết. Không được tự ý một mình đi vào bên trong.

Đại Ngưu nhe răng cười nói:

- Nếu như bọn chúng vẫn còn trong địa đạo, như vậy chúng ta sẽ chặn bên ngoài miệng địa đạo bắt sống từng tên, từng tên một.

Nói xong hắn phấn khởi ra đi.

La Vĩnh Tường nghĩ thầm:

" Nông trang này bốn phía đều có núi bao quanh.

Nếu như muốn dào một con địa đạo thông ra ngoài cốc thì quả thật mơ hồ. Trừ phi ở giữa núi có sẵn hang động tự nhiên.

Và sự hình thành những hang động tự nhiên, đại bộ phận đều có liên quan đến mạch nước dưới đất.

Vậy nhất định miệng hang ở ngay dưới chân núi. Dãy nhà này trước mặt là nước, sau lưng là núi. Quả thật đây là chỗ tốt nhất để giấu miệng hang.

Nếu như ban đầu dựng dãy nhà này lên là vì để che cửa miệng địa đạo, như vậy đương nhiên miệng hầm nằm ở trong phòng ngủ phía sau".

Thế rồi La Vĩnh Tường vội vàng bước vào căn phòng ngủ phía sau, bắt đầu tìm kiếm.

Trước tiên đi gõ từng vách tường xem có gì khả nghi không.

Sau đó kiểm tra, quan sát kỹ càng các vật dụng đáng chú ý trong phòng. Cho dù một cái móc, một cai ghế, thậm chi một cây đinh cũng không bỏ qua.

Nhưng kết quả đã làm cho La Vĩnh Tường thất vọng. Đây chỉ là một căn phòng ngủ bình thường. Tuyệt đối không có bất kỳ một cơ quan hay cửa ngầm nào.

La Vĩnh Tường đứng trầm ngâm một hồi, rồi quay mình bước ra phía sau dãy nhà.

Phía sau dãy nhà là một cái sân tương đồi rộng. Bên trái có nhà chứa củi, bên phải là nhà bếp.

Dựa sát chân núi có một dãy chuồng gia súc lụp sụp. Trong chuồng có hơn hai chục con heo to đang nằm.

La Vĩnh Tường không hề chần chừ liền bước ngay về phía dãy chuồng.

Mấy con heo vừa thấy người đến gần tường là đã đến giờ ăn, chúng liền nhỏm dậy, tranh nhau chạy về phía cái máng ăn.

La Vĩnh Tường đảo mắt nhìn quanh.

Đột nhiên phát hiện ngay chỗ những con heo vừa nằm có một vật gì sáng lấp lánh.

Trong lòng hiếu kỳ, liền nhảy vào trong chuồng heo nhặt vật đó lên xem. Thì ra đó là một cây trâm được nạm ngọc.

Ngọc trâm là đồ trang sức cuả phụ nữ, nhưng tại sao lại rơi ở trong chuồng heo này chứ ?

La Vĩnh Tường chợt hiểu ra, liền lập tức mở cưa? chuồng lùa hết hai mươi mấy con heo ra ngoài. Tìm kiếm một hồi chợt phát hiện mặt vách phía bên trái chuồng heo có tấm đá lớn. Trên trụ cột chuồng heo có một cái nút.

La Vĩnh Tường ấn thử vào cái nút trên trụ cột, lập tức tảng đá từ từ dịch sang một bên, để lộ ra một cái cửa ngầm.

Một mùi hôi thối kinh khủng từ trong cửa ngầm xông ra.

La Vĩnh Tường vội vàng đưa tay áo lên che mũi, đồng thời thối lui lại ra sau.

Sau đó rút cái thiết phiến ra che trước ngực, đề phòng nếu có sự bất trắc xẩy ra.Mùi hôi trong chuồng heo đã đủ khó chịu. Vậy mà mùi hôi tư cửa hầm kia còn hôi hơn gấp mấy lần và mùi hôi đó không phài là mùi hôi của phân tiện, mà hình như là mùi tanh của máu thịt.

Ngoài mùi hôi ra, bên trong cửa ngầm không nghe thấy một tiếng động gì.

La Vĩnh Tường nín thở lại, đợi cho đến khi mùi hôi kia từ từ bay ra bớt, lúc ấy mới đi về phía ngôi nhà chứa củi. La Vĩnh Tường dùng những cành khô buộc lại thành một bó đuốc. Sau đó một tay cầm quạt, một tay cầm đuốc từ từ tiến vào trong.

Bên trong là những bực thang bằng đá dẫn xuống phía dưới sâu. Đi hết những bực thang này, thì đột ngột rẽ trái đến một ngã ba. Tại đây hai ngõ đều có cửa. Cửa bên trái nửa mở, nửa đóng, mùi hôi từ đây xông ra vô cùng nồng nặc. Còn cửa bên phải đóng chặt không sao mở ra được. La Vĩnh Tường trầm tư một hồi rồi bước về phía bên trái.

Địa đạo này được xây dựng rất kiên cố, không chỉ rộng rãi mà phía trên đỉnh còn được những tảng đá lớn xây thành. Theo như phán đoán thì nơi đây có lẽ là bên dưới của dãy nhà.

Càng tiến vào sâu, mùi hôi càng khó ngửi hơn.

Đi thêm khoảng mười trượng thì gặp một cánh cửa sắt chắn ngang lối vào. La Vĩnh Tường đưa tay đẩy thử thì thấy cánh cửa không bị khoá.

Thế rồi La Vĩnh Tường đẩy mạnh cánh cửa sắt bước vào trong.

Vừa bước vào trong, La Vĩnh Tường giật mình định la lên. Đằng sau cánh cửa sắt là một gian thạch thất dài và hẹp. Bên trong có chất bốn đống tử thi giống như những ngọn núi nhỏ. Mỗi đống ước khoảng mười người. Nam có nữ có, già trẻ có. Những tử thi mặt đều úp xuống và chồng chất lên nhau. Tính ra có hơn bốn mươi tử thi.

Bên ngoài các tử thi đều còn nguyên dạng. Nhưng mà dường như nội tạng đều bị vỡ nát hết. Mùi hôi thối vừa rồi chính là từ những đống tử thi này bốc ra.

La Vĩnh Tường tuy xuất thân từ lục lâm, vậy mà cũng bị cảnh tượng tàn khốc này làm cho kinh sợ đến nỗi đứng lặng người ra.

Vội đưa bó đuốc lên rọi rọi, chỉ thấy phía trên một đống tử thi có một tiểu cô nương khoảng chừng mười lăm tuổi. Trên mình cô ta mặc một bộ đồ hồng, trên đầu có thắt hai bím tóc, trên mắt còn bịt cái khăn tay. Hình như thiếu nữ này đang chơi trò trốn tìm trước khi chết.

Những tử thi này chẳng phải Vô Vi đạo trưởng đã nhìn thấy sao ?

Quả nhiên những người bị ại này đều là người nhà họ Đơn cả. Vậy những kẻ nam nữ tiếp đãi La Vĩnh Tường đêm hôm qua hiển nhiên là do hung thủ giả mạo ra.

Nhưng mà tại sao hung thủ biết trước được La Vĩnh Tường sắp đến ? Bọn họ bày ra cảnh tường như thế, muc đích để làm gì ?

Những người họ Đơn đều bị giết hết, vậy thì thi thể của Đơn Luân có trong gian thạch thất này không ?

La Vĩnh Tường quyết định sẽ kiểm tra từng thi thể một.

Hy vọng rằng có thể phát hiện ra thi thể của Đơn Luân và biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của bốn mươi mấy mạng người này.

La Vĩnh Tường cất thiết phiến vào trong người.

Sau đó bắt đầu từ đống tử thi gần nhất. Lật ngửa tử thi lên rồi dùng đuốc soi rõ vào mặt từng người.

Đống thứ nhất và thứ hai đều là phụ nữ và trẻ em.

Tư thế chết của họ rất an nhàn, không có gì khác thường cả.

Đống thứ ba đa số là những tráng niên nam tử.

Trong đó có một gã đại hán trong tay còn đang nắm chặt một cây búa, nhìn vóc dáng có mấy phần giống cái gã có tên là Đơn Mãnh.

Đống thứ tư nằm trên cùng là một gã án tử thấp người. Gã mặc một cái áo ngắn màu lam. Nhìn y phục của gã trông rất quen mắt.

La Vĩnh Tường đưa tay đỡ phần mặt của gã lên xem. Chỉ thấy hai mắt gã đang mở to nhìn mình, còn miệng dường như muốn kêu lớn lên nhưng không tài nào mở ra được.

Gã hán tử này rõ ràng chính là Đại Ngưu.

La Vĩnh Tường nhìn thấy thất kinh, liền hấp tấp lôi gã xuống. Sau đó liền đưa tay vỗ vào giữa lưng gã một chưởng.

Đại Ngưu "á" lên một tiếng rồi gọi:

- Tam ca...

La Vĩnh Tường vội hỏi:

- Tại sao đệ lại nằm ở đây ?

Đại Ngưu thở hổn hển nói:

- Trong khu rừng đó đã có người nấp sẵn. Đệ vừa mới bước vào liền bị hắn đánh cho một chưởng. Dau đó hắn diểm các huyệt đạo của đệ rồi kéo đệ vào một đường hầm...

La Vĩnh Tường hỏi gấp:

- Hắn đâu rồi ?

Đại Ngưu lắc đầu nói:

- Vừa rồi hắn còn ở đây. Nghe tiếng bước chân của tam ca, có lẽ hắn đã chạy mất rồi.

La Vĩnh Tường xoay đầu lại nhìn bốn phía, rồi ngạc nhiên hỏi:

- Trong mất thất này chỉ có một cánh cửa sắt. Lúc ta đi vào có thấy ai từ đây đi ra đâu ?

Đại Ngưu nói:

- Đệ đã bị tên kia điểm vào các huyệt đạo, ném vào đống xác chết này, cho nên cái gì cũng không nhìn thấy. Nhưng mà đệ biết rõ tên kia vừa rồi vẫn còn ở trong gian thạch thất này mà.

La Vĩnh Tường đảo mắt nhìn quanh lẩm bẩm:

- Nói vậy, hắn rất có thể còn chưa rời khỏi nơi này...

- Hê ! Ngươi đoán rất đúng.

Tiếng nói chưa dứt, từ trong đống tử thi đột nhiên bay ra một đạo ánh sáng nhắm thẳng vào lưng La Vĩnh Tường, nhanh như một tia chớp.

La Vĩnh Tường liền cúi rạp người xuống né tránh, nhưng hai chân vẫn đứng yên chỗ cũ.

Luồng ánh sáng lướt nhanh qua lưng La Vĩnh Tường. "Rầm" một tiếng, trên vách đá trước mặt bị một lưỡi búa cắm sâu vào.

Đại Ngưu bất thần phóng tới quát:

- Đồ cẩu lang ! Ngươi đừng hòng chạy thoát...

Nhưng tiếng quát của Đại Ngưu chưa dứt, bóng đen cao to kia đã lẹ làng thoát ra bên ngoài cánh cửa sắt.

Đại Ngưu vừa phóng mình đến bên cửa thì "Ầm". Cánh cửa sắt đã bị đóng lại.

Bóng đen ngoài cửa cười khà khà nói:

- Nhị vị chịu khó ở trong này, nếu như không chê thịt người chua, thì bốn mươi mấy thi thể đủ để hai vị ăn cả nữa năm.

Tiếng cười từ từ xa dần, xa dần, cuối cùng tắt hẳn.

Đại Ngưu tức tối dường như không chịu nổi, gã phi thân bay lên đạp mạnh vào cánh cửa sắt. Nhưng chỉ thấy toàn thân bị chấn động đẩy lùi về sau bốn năm thước, cánh cửa sắt vẫn im lìm như thách thức.

Gã lại phóng đến bên vách đá chụp lấy cái búa, mặt hầm hầm nói:

- Lão gia không tin không phá được cánh cửa sắt này.

Thế rồi, gã giơ búa chém liên tục vào cánh cửa. Chém đến nỗi cánh cửa toé lửa, còn âm thanh thì đinh tai nhức óc.

Nhưng cánh cửa vẫn không mở ra, thậm chí còn không hề hấn gì.

La Vĩnh Tường vội ngăn gã lại:

- Làm như vậy cũng không phải cách đâu. Trước tiên hãy bình tĩnh rồi từ từ ta sẽ tìm đường thoát ra.

Đại Ngưu đáp:

- Còn tìm gì nữa chứ ? Nếu như không phá được cánh cửa này, cho dù không bị chết đói cũng bị mùi hôi này làm cho chết.

La Vĩnh Tường trả lới:

- Sự việc đã như vậy, có nôn nóng cũng vô ích. Bây giờ đệ hãy ngồi xuống để ta suy nghĩ lại xem.

Nói xong, La Vĩnh Tường dập tắt bó đuốc rồi ngồi xếp bằng xuống đất.

Đại Ngưu cực chẳng đã phải ngồi xuống theo. Nhưng ngồi chưa được bao lâu gã lại lên tiếng:

- Tam ca ! Có thể đốt đuốc lên được không ?

La Vĩnh Tường trả lời:

- Đệ sợ à ?

- Sợ thì không sợ, chỉ là... tối om như vậy mà cùng ngồi chung với những tử thi này, trong lòng cảm thấy hơi rờn rợn.

- Người chết cũng là người. Chúng ta không làm gì xấu hổ đến lương tâm, thì ho dù có ngủ trên đống người chết này cũng không có gì đáng sợ cả.

- Nhưng mà...

La Vĩnh Tường liền cắt ngang lời của gã:

- Chúng ta bị nhốt ở đây, trong vòng ba ngày cũng không đến nỗi bị chết vì đói. Ở đây dưới đất sâu, đương nhiên là dưỡng khí sẽ bị thiếu, nếu như lại đốt đuốc lên chắc chắn trong vòng một ngày chúng ta sẽ bị chết ngạt.

Đại Ngưu thở dài:

- Huynh nói rất đúng. Nếu như không tìm được lối ra, sớm muộn gì chúng ta cũng khó mà tránh khỏi cái chết.

La Vĩnh Tường trâmngầm một hồi, liền lên tiếng:

- Ta tin chắc trong gian mật thất này nhất định có lối ra khác.

- Tại sao tam ca biết được ?

- Ta hỏi đệ, đệ bị tên kia đánh lén trong rừng, rồi bị kéo xuống đường hầm, sau đó bị ném vào đây đúng không ?

- Đúng vậy !

La Vĩnh Tường nói tiếp:

- Theo ta đoán, vị trí gian thạch thất này nằm ở giữa dãy nhà gỗ và cánh rừng.

Nhưng mà lối ra của cánh cửa sắt này là hậu viện của căn nhà gỗ. Còn cánh rừng kia là phía trước dãy nhà đúng không ?

Đại Ngưu đáp:

- Không sai !

La Vĩnh Tường từ từ nói:

- Hay nói cách khác, tên kia nếu như muốn mang đệ vào trong gian thạch thất này, thì phải đi vòng ra phía sau dãy nhà, lúc ấy mới có thể vào cửa ngầm trong chuồng lợn đúng không ?

Đại Ngưu hỏi lại:

- Cửa ngầm trong chuồng heo nào ? Đệ không có biết ?

La Vĩnh Tường mới kể lại cho Đại Ngưu biết vì sao La Vĩnh Tường tìm được xuống dưới này...

Đại Ngưu "à" lên:

- Bây giờ đệ hiểu rồi, như vậy lời đoán của huynh không sai.

La Vĩnh Tường tiếp:

- Hay nói cách khác, tên kia nếu như muốn mang đệ vào trong gian thạch thất này, thì phải đi vòng ra phía sau dãy nhà, lúc ấy mới có thể vào cửa ngầm trong chuồng heo phải không ?

Đại Ngưu đáp:

- Hoàn toàn đúng như vậy.

- Nhưng trên thật tế thì không thể được. Bởi vì lúc ấy ta đang ở trong dãy nhà, cho nên tuyệt đối tên kia không thể nào vòng ra phía sau dãy nhà như vậy được.

Điều này chứng minh rằng, trong khu rừng kia có đường hầm thông giao với gian thạch thất này. Chỉ có điều chúng ta chưa phát hiện ra mà thôi.

Đại Ngưu im lặng một lúc hình như đang suy nghĩ, rồi nói:

- Tam ca nói như vậy, đệ mới sực nhớ lại một việc. Tên kia trên đường mang đệ đến đây, dường như có băng qua một cái ao nước.

La Vĩnh Tường hỏi:

- Tại sao đệ biết được có ao nước ?

Đại Ngưu đáp:

- Khi đệ bị lôi xuống đường hầm, đầu đệ bị va vào một gốc cây nên liền bị hôn mê. Sau đó vì bị nước lạnh đệ mới tình lại. vì vậy mới biết trên đường có một cái ao...

- Thế ao nước đó rất sâu phải không ?

- Cũng không sâu lắm, chỉ đến đầu gối mà thôi.

La Vĩnh Tường không hỏi nữa. Đột nhiên đứng dậy đốt bó đuốc lên.

Dưới ánh sáng của bó đuốc, quả nhiên phát hiện trên mặt đất có mấy dấu chân dính bùn còn ướt.

Dấu chân đến từ vách đá đối diện. Càng đến gần vách đá dấu chân càng rõ hơn.

La Vĩnh Tường thở phì một tiếng:

- Lối ra chính là ở đây.

Đại Ngưu giơ cây búa lên:

- Để cho đê...

Gã vừa định bổ xuống liền bị La Vĩnh Tường giữ lại, rồi hạ thấp giọng nói:

- Khoan đã, đệ có nghe âm thanh gì không ?

Đại Ngưu dừng tay lại nghe ngóng. Tử trong vách đá có tiếng động rất nhỏ vang lên.

Dường như đó là âm thanh của ai đó đang dò đường đi trong bóng tối. Âm thanh kia mỗi lúc càng nghe rõ hơn.

La Vĩnh Tường vội dập tắt ngọn đuốc và nói khẽ:

- Đừng nôn nóng, đang có người đến mở cửa cho chúng ta rồi đấy.

Tiếng chân càng lúc càng đến gần và cuối cùng dừng lại. Im lặng một hồi, trên vách đá bắt đầu vang lên tiếng "leng keng".

Rõ ràng đang có người dùng binh khí gõ trên vách đá.

Tiếp theo là một tiếng động lớn, trên vách đá để lộ ra một cái lỗ hổng.

La Vĩnh Tường tập trung thị lực nhìn về phía vách đá. Chỉ thấy cái lỗ hổng kia rộng chừng ba tấc, vừa đủ cho một người chui qua. Nhưng bên kia lỗ hỗng cũng đen xì, không nhìn thấy được cái gì.

Lại một hồi lâu trôi qua, mới nhìn thấy một vật đen thui từ bên ngoài tiến vào. Hơn nữa vật đó còn lắc qua phải qua trái...

Đại Ngưu không thể nhẫn nại được nữa. Bất thình lình gã lao nhanh về phía trước như một mũi tên. Tay gã vừa tung chưởng, đồng thời miệng quát:

- Cẩu tặc ! Lần này xem ngươi chạy đâu cho thoát.

"Rầm" ! Chưởng lực đã đánh trúng, vật kia lăn dài trên mặt dất, nhưng đó chỉ là một cái khăn bọc bên trong là hai cái áo...

La Vĩnh Tường thấy gã xuất thủ lỗ mãng, tuy muốn cản nhưng đã muộn, chỉ còn biết quát lớn:

- Cẩn thận ! Đừng để hắn bít lại lối ra.

Chưởng lực của Đại Ngưu không trúng đích, vì vậy càng làm cho gã tức tối thêm. Gã cúi đầu xuống chui ra bên ngoài.

Nhưng gã vừa mới ló đầu ra thì từ trên đỉnh đầu có một vật nặng đè xuống. Gã kêu "hự" lên một tiếng, nằm dài luôn không động dậy.

May mà La Vĩnh Tường nhanh tay chụp được chân gã lôi vào.

Bên ngoài im lặng không một âm thanh. Lối ra cũng không bị bít lại. Còn người kia hiển nhiên là vẫn còn đứng giữ ở bên ngoài.

La Vĩnh Tường không có thời gian xem thương thế cho Đại Ngưu, và cũng không dám mạo hiểm xông ra. La Vĩnh Tường chợt thoáng nghị, liền thuận tay kéo một tử thi đẩy mạnh ra ngoài.

Liền theo sau, La Vĩnh Tường lấy thiết phiến ra che phiá trên đầu, và lợi dụng cơ hội xông ra bên ngoài. Người bên ngoài không kịp trở tay, hắn đành phải lùi về sau hai bước. "Vù" một tiếng, một luồng kình phong ào ào bay về phía La Vĩnh Tường.

La Vĩnh Tường hai chân còn chưa đứng vững, cho nên không thể né tránh. Vì vậy lão đành phải đưa quạt lên đỡ chiêu.

Luồng kình phong kia vừa chạm vào cây quạt liền nổ "ầm" một tiếng, lửa bắn tung toé ra hai bên.

La Vĩnh Tường chỉ thấy bàn tay tê buốt, xuýt chút nữa thiết phiến đã rời khỏi tay; người kia ngược lại bị đẩy lùi ra saumột bước.

Lúc ấy cả hai đều ngạc nhiên, đồng thời cùng lúc kêu lên:

- Là lão tứ phải không ?

- Í ! Tam ca đó phải không ?

Hai người đồng lúc dừng tay lại.

Giữa đường hầm là một gã hán tử thấp và gầy, trong tay gã đang cầm một cặp song chuỳ.

Đó chính là Xảo Thủ Hàn Văn Sanh, đứng vào hàng thứ tư trong Hoàn Phong Thập Bát Kỳ.

La Vĩnh Tường ngạc nhiên hỏi:

- Tứ đệ sao cũng đến đây vậy ?

Hàn Văn Sanh nói:

- Đệ phụng mạng của nhị ca, vội vã đến đây đưa tin.

Khi đệ vừa vào bên trong sơn cốc, đã phát hiện con ngựa của huynh đang cột bên noài bìa rừng. Cho nên đệ liền vào trong rừng tìm kiếm và phát hiện ra địa đạo này.

Không ngờ tam ca đang ở đây.

La Vĩnh Tường nói:

- Nhị ca có việc gì gấp mà sai đệ đến đây ? Chẳng lẽ Tiểu Nguyệt sơn trang đã xảy ra chuyện rồi sao ?

Hàn Văn Sanh nói:

- Quỹ Nhãn Kim Xung đã bị ám toán rồi !

La Vĩnh Tường thất kinh:

- Đệ nói gì ?

Hàn Văn Sanh trả lời:

- Ngay hôm tam ca và Đại Ngưu vừa rời khỏi Lan Châu liền xảy ra cớ sự. Quỷ Nhãn Kim Xung bị người ám toán, thân thọ trọng thương. Nhị ca đặc biệt sai đệ lên đường, ngày đêm không nghỉ, đến đây là muốm tam ca lập tức quay về.

La VĨnh Tường vội hỏi:

- Quỷ Nhãn Kim Xung chỉ là bị trọng thương nhưng vẵn còn sống chứ.

Hàn Văn Sanh nói:

- Lúc đ6ẹ lên đường thì hắn vẫn còn sống. Còn hiện tại như thế nào đệ cũng chưa biết.

La Vĩnh Tường gật gật đầu:

- Mong rằng hắn không chết thì tốt. Người này rất ư là quan trọng, nhất thiết không thể để cho hắn chết được.

Hàn Văn Sanh nói:

- Thế như vậy chúng ta hãy mau lên đường.

La Vĩnh Tường đáp:

- Đệ hãy trở ra trước, đứng đợi ở trong rừng. Ta và Đại Ngưu sẽ lập tức đến ngay.

Hàn Văn Sanh vội hỏi:

- Đại Ngưu hiện giờ ở đâu ?

La Vĩnh Tường cười khổ:

- Người vừa rồi bị đệ đánh một chưởng vào đầu chính là Đại Ngưu.

Hà Văn Sanh dậm chân nói:

- Quả thật là " Đại thuỷ xung đoá Long Vương miếu", vừa rồi trong bóng tối, đệ chẳng nhận ra gì cả. Ngay cả nằm mơ đệ cũng không ngờ là tam ca.

May mà hắn khỏe mạnh , hơn nữa đệ cũng không có dùng song chùy. Bởi vậy hắn chỉ hôn mê mà thôi , đệ không cần phải lo âu.Hàn Văn Sanh nói:

- Việc này cũng phảI trách đệ quá ư lỗ mãng. Tam ca, xin mời huynh hãy ra trước, đệ sẽ đi tìm Đại Ngưu.

La Vĩnh Tường nói:

- Đã là huynh đệ, không cần phải khách khí như vậy. Đệ hãy mau lên trước giữ miệng hầm. Trong nông trang rất có thể còn kẻ địch ẩn trốn. Đừng để bọn chúng chận bít đường rút lui.

Hàn Văn Sanh ngạc nhiên:

- Trong nông trang này còn có người sống sao ?

La Vĩnh Tường nói:

- Chính chúng ta bị bọn chúng nhốt trong gian thạch thất này đấy.

Hàn Van Sanh tuy vẫn còn nhiều ngạc nhiên, nhưng gã cũng không hỏi nữa, vội vội vàng vàng quay mình trở ra ngoài.

Không bao lâu sau, La Vĩnh Tường và Đại Ngưu cũng đã chui ra khỏi đường hầm.

Đại Ngưu trong bụng vẫn còn tức tối, gã nói lớn:

- Chúng ta không thể đi như vậy được. Đệ còn phải tìm cho ra tên kia và nhốt hắn lại chung với mấy đống tử thi kia mới cam lòng.

Hàn Văn Sanh nói:

- Trên đường huynh vào đây chưa từng gặp qua bóng dáng một người.

Phải chăng trong nông trang còn có tên chưa lộ diện.

La Vĩnh Tường nói:

- Trong đường hầm phía sau dãy nhà có tất cả hai cửa.

Cửa bên trái thông với thạch thất chứa xác người.

Còn cửa bên phải rất có thể thông ra ngoài sơn cốc.

Tứ đệ là người am tường về cách bố trí các cơ quan, vậy chúng ta trở lại đấy, xem thử một lần nữa.

Nói xong, ba người lấy đá bịt miệng hầm lại.

Sau đó rảo bước ra phía sau dãy nhà, đốt ba bó đuốc lên rồi tiến vào trong đường hầm.

Hán Văn Sinh hiệu là Xảo Thủ, ngoài việc chế tạo các loại ám khí độc hại ra, gã còn rất tinh thông về các cơ quan ngầm.

Chẳng bao lâu, Hàn Van Sanh đã tìm ra chỗ mở cánh cửa bên phải.

Cửa vừa mở ra, cả ba không khỏi kinh ngạc.

Bên trong là một địa đạo bằng phẳng và rộng rãi.

Chiều cao của địa đạo ít nhất là hai trượng, rộng ba trượng, mặt đường phẳng lì, đủ để cho hai chiếc xe ngựa cùng một lúc qua lại. Công trình này qui mô, khiến cho người ta nhìn thấy phải sững sờ.

Những con đường xuyên qua giữa núi như vầy, cho dù có lợi dụng những hang động có sẵn, thì tuyệt đối trong vòng hai, ba năm cũng không thể hoàn thành được.

Năm xưa nhà họ Đơn không biết đã đổ bao nhiêu mồ hôi và máu để xây dựng công trình này ?

La Vĩnh Tường ngạc nhiên hồi lâu, mới buông một tiếng thở dài:

- Chúng ta chỉ tưởng nhà họ Đơn như bao gia đình khác. Bây giờ nhìn thấy, mới biết rằng mình thật là hồ đồ.

Đại Ngưu chợt lên tiếng:

- Tại sao tam ca lại nói vậy ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Một người sống bằng nghề chăn nuôi gia súc, thì đương nhiên không phải tốn nhiều công sức để xây một con đường hầm qui mô như vậy.

Từ đây, đủ thấy bọn họ sống bằng nghề chăn nuôi chỉ là che mắt thiên hạ mà thôi. Kỳ thật bọn họ còn có mưu đồ khác.

Hàn Vă Sanh hỏi:

- Tam ca cho rằng bọn họ là những nhân vật như thế nào ?

Điều này rất khó nói. Có lẽ là những nhân vật võ lâm ẩn cư đề lánh kẻ thù, cũng có thể là đầu não của một nhân vật thần bí nào đó.

Nhưng bât luận họ là nhân vật nào đi chăng nữa thì hiện tại cũng bị hung thủ sát hại hết rồi. Ta dám chắc tai hoa. kia có liên quan đến con đường hầm này.

Hàn Văn Sanh ngạc nhiên:

- Việc nhà họ Đơn bị giết chết có liên quan gì đến con đường hầm này chứ ?

La Vĩnh Tường nói:

- Quan hệ rất lớn nữa là khác. Ta hỏi đệ, địa thế của sơn cốc này cùng với Dào Nguyên mật cốc của chúng ta như thế nào ?

Hàn Văn Sanh suy nghĩ một lát rồi nói:

- Nếu đem Dào Nguyên mật cốc mà so sánh với nơi đây, thì quả thật có nhiều điểm giống nhau. Vì dụ như là địa thế hai bên thật hiểm yếu, con đường ra vào đều rất kín đáo...

Nhưng đáng tiếc là trong Đào Nguyên mật cốc của chúng ta còn thiếu một con đường hầm bí mật và hùng vĩ như vầy

La Vĩnh Tường nói:

- Hay nói cách khác, diều kiện phòng thủ ở đây tốt hơn nhiều so với Đào Nguyên mật cốc, đúng không ?

Hàn Văn Sanh gật gật đầu:

- Không sai !

La Vĩnh Tường nói:

- Cái nhìn của người anh hùng đều giống nhau, chúng ta nghĩ như vậy, người khác đương nhiên cũng nghĩ như vậy.

Hàn Van Sanh nói:

- Ý của tam ca muốn nói là bọn hung thủ kia, vì thấy đây quả là một căn cứ tuyệt hảo. Bởi vậy chúng mới giết hết bốn mươi mấy người nhà họ Đơn để chiếm dụng nó phải không ?

La Vĩnh Tường nói:

- Trừ điểm này ra, ta thật không nghĩ được nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoa. của nhà họ Đơn.

Nếu như chỉ vì Bức Bách Lý Đồ kia, hung thủ chỉ cần giết Đơn Luân để diệt khẩu, chứ cần gì phải giết cả nhà.

Hàn Văn Sanh hỏi:

- Nếu quả là như vậy, tại sao hung thủ đột nhiên dời hết toàn bộ đi nơi khác.

La Vĩnh Tường đáp:

- Đó là vì chúng ta đã ba lần đột nhập vào trong sơn cốc điều tra, nên đã khiến cho bọn chúng phải đề phòng.Tạm thời bọn chúng thay đổi kế hoạch tạm lánh một thời gian.

Hàn Văn Sanh hỏi tiếp:

- Bọn chúng sẽ còn trở lại nữa không ?

La Vĩnh Tường cười:

- Một chỗ khác khó được mà giống như vầy, bất cứ ai cũng không nỡ bỏ đi đâu. Theo ta thấy, bọn chúng nhất định sẽ còn trở lại nữa.

Đại Ngưu vẻ còn đang tức giận nói:

- Quan tâm đến việc chúng trở lại hay không để làm gì ? Bây giờ trước hết chúng ta hãy đuổi theo bọn chúng, sau đó sẽ nói.

Nói xong, gã xách búa xông vào con đường hầm.

La Vĩnh Tường vội đưa tay cản lại:

- Không cần phải đuổi theo.

Đại Ngưu ngạc nhiên:

- Tại sao ?

La Vĩnh Tường nghiêm giọng nói:

- Con đường này dài ít nhất cũng mấy dậm, trên thật tế thì đuổi theo cũng chẳng kịp.

Chúng ta tốt nhất là không nên để lại dấu vết, để bọn chúng tưởng rằng con đường này chưa bị phát hiện. Một thời gian sau, nhất định chúng sẽ quay trở lại. Lúc ấy chúng ta sẽ đánh úp bọn chúng một trận, không phải tốt hơn sao ?

Hàn Văn Sanh gật đầu:

- Đúng vậy ! Đây quả là một diệu kế.

Hiện tại chúng ta đang có việc gấp, phải quay lại Lan Châu, nếu không sẽ lỡ hết mọi chuyện.

Đại Ngưu bực bội nói:

- Nếu như bọn chúng không quay trở lại thì sao ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Như vậy cũng chẳng sao. Ta đã gặp mặt qua hơn bốn mươi người trong số bọn chúng. Chỉ cần sau này phát hiện ra hành tung của bọn chúng thì có thể hạ thủ...

Lần này tuy thất bại, nhưng cũng không thể nói là không có thu hoạch.

Hàn Van Sanh cũng nói:

- Đợi đến khi bắt được bọn chúng, nhất định sẽ giao cho đệ xử trí. Muốn chém muốn giết tùy ý đệ.

Hai người nói một hồi mới khuyên ngăn được Đại Ngưu. Họ đóng canh cửa lại y như cũ, sau đó từ từ rút ra khỏi nông trang nhà họ Đơn.

Vừa ra khỏi sơn cốc, cả ba liền tra roi quất ngựa liên tục thẳng tiến Lan Châu thành.

Khi họ đến cửa đầu cầu cửa Bắc thì đã là trưa ngày hôm sau.

La Vĩnh Tường từ bên đây sông nhìn sang toà Tiểu Nguyệt sơn trang. Chỉ thấy bên trong vẫn yên lặng như không có chuyện gì xảy ra. Trong lòng thấy hơi yên tâm, liền quay sang nói với Hàn Văn Sanh và Đại Ngưu rằng:

- Tạm thời hai đệ không cần phải vào trong sơn trang.

Trước tiên hai đệ hãy vào trong thành làm giúp ta một việc quan trọng.

Hàn Văn Sanh vội hỏi:

- Là chuyện gì ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Trong thành có một hiệu thuốc tên Đồng Nhơn Đường. Chủ nhân của nó họ Tào, là một danh y trong thành Lan Châu. Hai đệ đi xem lão ta hiện tại có mặt ở nhà hay không ? Nếu có, lập tức ngầm theo dõi hành động của lão. Sau khi trời tối ta sẽ liên lạc với các đệ sau.

Đại Ngưu ngạc nhiên:

- Ai bị bệnh mà phải mời đại phu ?

La Vĩnh Tường nói:

- Đừng nên hỏi nhiều. Hai đệ phải nhớ kỹ, lão họ Tào kia là một nhân vật cực kỳ quan trọng, nhất định không được lơ là đối với lão..

Hai người thấy La Vĩnh Tường nói có vẻ nhiêm túc nên không dám hỏi nữa. Cả hai liền quay ngựa lại trở vào thành.

La Vĩnh Tường từ từ tiến qua cầu. Vừa bước vào trong cổng sơn trang đã nhìn thấy Vô Vi đạo trường đang chắp tay sau mông, đi qua đi lại trong sân, sắc mặt dường như rất nóng ruột.

Lão vừa ngẩng đầu lên nhìn thấy La Vĩnh Tường, lập tức vô cùng mừng rỡ.

Lão vội vàng chạy đến xiết chặt tay La Vĩnh Tường, luôn miệng nói:

- Lão tam ! Đệ đã về rồi à. Đệ làm cho ta sốt ruột đi được.

La Vĩnh Tường cảm thấy năm ngón tay cứng như thép của lão hơi run run, thì trong lòng biết rằng đã có chuyện không lành xảy ra, liền vội hỏi:

- Thương thế của Kim Xung như thế nào rồi ?

Vô Vi đạo trưởng thở dài:

- Nếu đệ về sớm một ngày thì...

La Vĩnh Tường thất sắc:

- Đã chết rồi à ?

Vô Vi đạo trưởng gật đầu nhè nhẹ:

- Sáng sớm hôm nay đã đứt hơi.

La Vĩnh Tường giậm chân nói:

- Người này thật vô cùng quan trọng, thật sự không thể chết được.

Đệ vừa rời khỏi có ba bốn ngày thì đã xảy ra chuyện lớn như vậy. Nếu sau này đại ca trở về chúng ta phải nói sao đây ? A !...

Vì quá khẩn trương nên trong lời nói của La Vĩnh Tường có ý trách móc Vô Vi đạo trưởng.

Vô Vi đạo trưởng có vẻ xấu hổ nói:

- Ngu huynh cảm thấy thật hổ thẹn vì đã để xảy ra việc đáng tiếc như vậy. Nhưng mà việc này xảy ra sát bên mình nên khiến cho người ta không thể đề phòng được.

La Vĩnh Tường nói:

- Rốt cuộc thì sự việc xảy ra như thế nào ?

Vô Vi đạo trưởng thở dài:

- Chúng ta chỉ lo đề phòng kẻ địch bên ngoài mà không lo chú ý kẻ địch bên trong. Đợi đến khi xảy ra chuyện thì quá muộn...

La Vĩnh Tường nôn nóng:

- Vậy chứ hung thủ là ai ?

Vô Vi đạo trưởng lại buông tiếng thở dài:

- Chính là tổng quản Lý Thuận.

La Vĩnh Tường thất kinh:

- Là hắn à ?

Vô Vi đạo trưởng bảo:

- Nói ra thật sự khiến người ta khó tin. Tên Lý Thuận kia là người thân tín nhất của Kim Xung. B6áy lâu nay hắn vẫn một mực trung thành...

Vậy mà ai ngờ được đó chính là người do đố phương phái đến.

La Vĩnh Tường hít sâu vào một hơi nói:

- Điều này ngay cả đệ cũng không nghĩ ra được. Hiện tại có bắt được hắn không ?

Vô Vi dạo trưởng lắc đầu:

- Trước khi chuyện xảy ra hắn đã vội trốn mất.

- A !...

La Vĩnh Tường buông một tiếng thở dài áo não.

Vô Vi đạo trưởng nói tiếp:

- Ngay sau hôm hắn bỏ đi. Quỹ Nhãn Kim Xung mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Toàn thân lão tự nhiên cứng đơ và không thể cử động được, giống như là bị trúng phong vậy.

Sau khi huynh được tin, lập tức đến ngay mật thất để xem thử. Lúc ấy ngu huynh mới phát hiện tất cả kinh mạch khắp tứ chi lão đều đã bị tắt nghẽn, không thể lưu thông được. Giống như bị trúng độc vậy.

La Vĩnh Tường liền xen vào:

- Suốt ngày lão ta ở trong mật thất, không rời bửa buóc. Vậy tại sao trúng độc được ?

Vô vi đạo trưởng đáp:

- Tuy lão ở trong mật thất, nhưng thức ăn vẫn do nhà bếp bưng đến.

Việc này không hỏi cũng biết thức ăn đã bị đánh thuốc độc.

La Vĩnh Tường hỏi:

- Hôm ấy lão đã dùng thức ăn gì ?

Vô Vi đạo trưởng nói:

- Buổi sáng lão dùng nửa bát cháo yến.

Đến gần trưa thì toàn thân lão cứng đơ như đá. Cả người lão dường như đã biến thành một tảng đá. Hơn nữa độc tính trong co thể đã bắt đầu đi vào trong.

La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

- Tình hành này há chẳng giống bốn mươi mấy mạng người nhà họ Đơn sao ?

Vô Vi đạo trưởng đáp:

- Quả y như vậy. May mà phát hiện còn sớm, lúc ấy độc tính còn chưa chạy đến tim.

Ngu huynh một mặt dùng thuốc bảo vệ lục phủ ngũ tạng của lão, mặt khác vận công đả thông những kinh mạch bị bế tăc. Vì vậy mà mới kéo dài mạng sống của lão cho đến sáng hôm nay.

Nhưng đáng tiếc là huynh không quen cách giải độc, cho nên cuối cùng không thể cứu được mạng sống của lão.

La Vĩnh Tường nói:

- Trong thời gian này lão có nói chuyện được không ?

Vô Vi đạo trưởng trả lời:

- Ban đầu còn có thể nói được, sau đó thì chỉ có thể chuyển động hai mắt, cố gắng lắm mới có thể há miệng ra...

La Vĩnh Tường vội hỏi:

- Lão ta nói gì ?

Vô Vi đạo trưởng đáp:

- Dường như lão ta có một bí mật gì muốn nói

nhưng lão nhất định đòi gặp đệ và đại ca mới chịu nói. Sau đó đợi không được, bởi vì độc đã xâm nhập vào trong nội phủ. Vì vậy cuối cùng lão mới nói ra hai câu rồi á khẩu đi luôn.

La Vĩnh Tường không nhịn được nữa:

- Vậy hai câu đó như thế nào ?

- Lão ta nhờ ngu huynh chuyển lời cho đệ và đại ca là "gặp người có nốt ruồi đỏ ở giữa mày, nhất thiết phải đề phòng".

La Vĩnh Tường ngạc nhiên lẩm bẩm:

- Người ở giữa mày có nốt ruồi màu hồng ? À ! Đây ắt là đặc điểm cuả hung thủ.

Nói vậy, Kim Xung nhất định đã gặp qua hung thủ. Lúc ấy hung thủ có thể đã che mặt, cho nên lão chỉ nhìn được nốt ruồi dỏ ở giữa mày mả thôi.

Vô Vi đạo trưởng nói:

- Lão đã thấy qua hung thủ, thế tại sao vẫn giấu kín không nói sớm cho chúng ta biết ?

La Vĩnh tường cười nhạt:

- Đó là vì lão còn hy vọng sau cùng, có lẽ hung thủ sẽ nghĩ tình mà tha mạng cho lão

Vô Vi đạo trưởng nghi hoặc:

- Ý cuả đệ muốn nói, Kim Xung và hung thủ từng ngầm cấu kết với nhau ?

Lý Vĩnh Tường nói:

- Tuy đệ không dám chắc là bọn chúng có cấu kết với nhau hay không. Nhưng mà về tin tức bức Bách Lý Đồ thì tám phần mười là do Kim Xung lộ tin cho hung thủ biết.

Sau đó vì thấy hung thủ giết người diệt khẩu, thủ đoạn hung ác, lúc ấy lão mới thấy sợ hãi và sử dụng chiêu giả chết này.

Nhưng lão không thể nào ngờ tới, kẻ thân tín nhất cuả mình đã bị đối phương mua chuộc.

Vô Vi đạo trưởng lại hỏi:

- Bây giờ chúng ta phải làm thế nào ?

La Vĩnh Tường nhún vai nói:

- Việc này do Kim Xung tự chuốc lấy, chết cũng đáng. May mà quan tài đã có sẵn trong linh đường để làm tang sự cho Kim Xung, nếu không chúng ta lại chịu thêm phiền phức nữa.

Vô Vi đạo trưởng hỏi:

- Nhưng mà đại ca đã đi Hà Giang phủ không biết lúc nào mới trở về. Lẽ nào chúng ta ở lại đây làm đám cho Kim Xung hay sao ?

La Vĩnh Tường trầm ngâm một hồi rồi đáp:

- Lần này tiểu đệ điều tra ra một manh mối khả nghi ở nông trại họ Đơn. Nên phải ở lại Lan Châu thêm vài ngày nữa. Vì vậy không thể rời khỏi Tiểu Nguyệt sơn trang này được. Nhưng mà Kim Xung đã chết, những huynh đệ của chúng ta ở trong sơn trang đã không còn tác dụng gì. Vậy nhị ca hãy ra lệnh cho các huynh đệ rải đi khắp nơi, tìm cách liên lạc với đại ca đi.

Vo Vi đạo trưởng nói

- Rốt cuộc đệ đã điều tra manh mối gì ?

La Vĩnh Tường kề sát tai Vô Vi đạo trưởng, nói nhỏ từ việc mính hoài nghi Tào lão phu tử của hiệu thuốc Đồng Nhơn Đường, cho đến việc đã lệnh cho Hàn Văn Sanh và Đại Ngưu giám sát... Kể lại hết tất cả mọi việc.

Vô Vi đạo trưởng trố mắt nhìn:

- Nếu như vậy tại sao không dùng danh thiếp của Quỷ Nhãn Kim Xung, phái người mời lão ta đến Tiểu Nguyệt sơn trang này chứ ?

La Vĩnh Tường vội ngăn lại:

- Không được, trước mắt chúng ta chỉ hoài nghi lão thôi, chứ chưa có chứng cớ. Huống hồ sau khi Lý Thuận chạy thoát, thân phận chúng ta có lẽ cũng đã bị lộ. Vì thế không nên "Đả thảo kinh xà".

Vô Vi đạo trưởng nói:

- Nhắc đến việc Lý Thuận chạy thoát, ngu huynh mới sực nhớ ra một việc.

Vào giữa đêm hôm qua có kẻ đột nhập vào sơn trang thám thính. Hắn đi rảo một vòng rồi mới rút lui. Lúc bấy giờ bệnh của Kim Xung đang phát tác, thành ra mọi người làm bộ không hay biết gì. Theo lời của Mạnh Tôn Ngọc nói, người kia rất giống Thần Toán Tử Liễu Nguyên.

Đệ thử nghĩ xem, phải chăng Lý Thuận đã tiết lộ thân phận của chúng ta cho Song Long tiêu cục biết rồi ?

La Vĩnh Tường mặt mày biến sắc:

- Mạnh Tôn Ngọc nhìn kỹ không ? Quả thật Liễu Nguyên chứ ?

Vô Vi đạo trưởng nói:

- Đêm khuya không nhìn thấy rõ, nhưng từ tướng mạo cho đến cách ăn mặc đều rất giống Liễu Nguyên.

Vừa rồi ngu huynh có sai Mạnh Tôn Ngọc đến khách điếm Tam Phúc ở trong thành dò la thật hư, đợi Mạnh Tôn Ngọc trở về chúng ta sẽ biết rõ.

La Vĩnh Tường chau mày lẩm bẩm:

- Nửa đêm Liễu Nguyên một mình đột nhập vào sơn trang thám thính, quả thật khiến cho người ta khả nghi. Xem ra bí mật của chúng ta đã bị Lý Thuận bán rẻ rồi. Từ đây chúng ta không thể không đề phòng...

Hai người đang nói chuyện, đột nhiên có bóng người từ bên ngoài vọt nhanh vào.

Người đó mặt dài như mặt ngựa, gương mặt có vẻ rất lanh lợi.

Người đó chính là Yến Tử Trần Bằng, cũng là người có khinh công giỏi nhất trong Hoàn Phong Thập Bát Kỳ.

Vô Vi đạo trưởng liền hỏi:

- Có việc gì không ?

Trần Bằng cúi người nói:

- Nhị ca ! Tam ca ! Hãy mau chuẩn bị nghinh địch. Kẻ địch đối đầu với chúng ta đã đến rồi đấy !

La Vĩnh Tường hạ giọng:

- Là kẻ địch nào ?

Trần Bằng đáp:

- Còn ai nữa, chính là Yến Sơn lão hồ ly Thần Kích Miêu Phi Hổ.

- Hả ?...

Vô Vi đạo trưởng và La Vĩnh Tường đồng thất thanh la lên.

La Vĩnh Tường liền hỏi:

- Đệ đã gặp mặt hắn ?

Trần Bằng đáp:

- Nếu như gặp mặt thì dễ gì đệ thoát thân được ! Vừa rồi đệ Ở gần đầu cầu phát hiện từ xa Miêu Phi Hổ có dẫn theo mười mấy thủ hạ đứng phía nam cầu nhìn sang đây. Đệ nhìn thấy lão, nhưng lão không nhìn thấy đệ.

La Vĩnh Tường hỏi tiếp:

- Cách một con sông, đệ có thể khẳng định đó là Miêu Phi Hổ sao ?

Trần Bằng đáp:

- Lão hồ ly đó thường thích mặc hắc bào, cũng như thích mang theo bọn Đại Lực kim cương tiền hô hậu ủng. Nếu vừa nhìn thấy là đệ nhận ra ngay. Hơn nữa còn có Phi Thiên Độc Lâu Âu Nhất Bằng và Cửu Đầu Long Vương Dương Phàm đồng đi.

Như thế tuyệt đối không thể nào lầm được.

Vô Vi đạo trưởng nhìn La Vĩnh Tường nói:

- Nhất định là do Âu Nhất Bằng lần trước bị thương, nên mới dẫn Miêu Phi Hổ đến.

La Vĩnh Tường gật gật đầu:

- Khi Âu Nhứt Bằng bị thương chạy thoát, lúc ấy đệ đoán rằng Miêu Phi Hổ sẽ đích thân đến đây. Nhưng chỉ không ngờ bọn chúng đến sớm như vậy.

Vô Vi đạo trưởng lại hỏi Trần Bằng:

- Miêu Phi Hổ chỉ đứng bên bờ nhìn sang chứ không qua cầu sao ?

Trần Bằng đáp:

- Hình như là bọn chúng đang quan sát địa hình nên không có qua cầu. Xem ra thì có lẽ đêm nay chúng sẽ hành động. Vô vi đạo trưởng quay sang La Vĩnh Tường:

- Tam đệ ! Đệ xem bọn chúng sẽ có hành dộng gì ?

- "Lai giả bất thiện, thiện giả bất lai". Miêu Phi Hổ còn căm hận mối thù đoạt tiêu trên sông Hoàng Hà. Thế cho nên hắn sẽ không quan tâm bỏ qua đâu.

Vô Vi đạo trưởng nói:

- Lão và đại ca đã giao ước lấy sông Hoàng Hà làm ranh giới. Chúng ta đã đúng lời giao ước ra tay trước khi xe tiêu vượt sông Hoàng Hà. Lẽ nào lão lại muốn nuốt lời trở mặt hay sao ?

La Vĩnh Tường cười nhạt:

- "Xảo thủ hào đoạt" ? Đó vốn là tập tánh của kẻ lục lâm. Miêu Phi Hổ cho rằng chúng ta không thể nào đoạt được số tiêu, cho nên mới đồng ý lấy sông Hoàng Hà làm ranh giới. Nếu lão ta là kẻ quân tử biết giữ chữ tín thì trên đường nhất định đã không đưa ngựa cho Song Long tiêu cục rồi.

Vô Vi đạo trưởng tức giận nói:

- Nếu chúng muốn động thủ, huynh đệ Hoàn Phong chúng ta cũng chẳng sợ. Chỉ là đại ca không có mặt ở đây, không có người làm chủ...

La Vĩnh Tường lắc đầu nói:

- Cho dù đại ca có ở đây, chúng ta cũng không cần chọi thẳng với chúng, phải biết...

Ngày đăng: 20/01/2014
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?