Gửi bài:

Chương 120 - Trông người không khỏi tủi thân hèn

Ban đầu vẻ mặt A Kha rất đỗi lo âu, cặp lông mày nhíu lại. Bây giờ cô dần dần trở lại bình thản, mắt lộ thần quang, sau cùng trên môi cô hé một nụ cười Vi Tiểu Bảo không quan tâm đến Bạch y ni, gã chẳng nhìn cũng hiểu bà vận công trị thuơng tiến bộ rất nhiều. Sau một lúc nữa, gã thấy nét mặt A Kha cũng vui tươi thì nghĩ thầm trong bụng:

- Giả tỷ trong xe không có vị lão sư thái này, chỉ còn lại hai người thì hay quá. Ta được nhìn tiểu mỹ nhân nét mặt hoan hỷ thế kia chắc khoan khoái muốn chết. Đột nhiên A Kha ngửng đầu lên, thấy Vi Tiểu Bảo đang hau háu nhìn mình. Hai má đỏ bừng, cô toan quát mắng nhưng lại sợ làm kinh động sư phụ trong lúc hành công, nên lời nói vừa tới cửa miệng cô đã ngừng lại, chỉ đảo lòng trắng mắt lườm gã một cái. Vi Tiểu Bảo ngó cô mỉm cười rồi nhìn sang Bạch y ni thì thấy bà vẻ mặt bình hoà, hơi thở đều đặn. Bạch y ni bỗng thở phào một cái, mở mắt ra nói:

- Bây giờ đi được rồi đây. Vi Tiểu Bảo đáp:

- Sư thái hãy nghỉ một lúc nữa cũng không sao. Bạch y ni nói:

- Không cần. Vi Tiểu Bảo liền lấy năm lạng bạc thưởng cho hai tên phu xe và sai chúng đánh xe khởi hành. Thời bấy giờ tiền mướn xe một ngày chỉ có một đồng cân rưỡi bạc. hai tên phu xe được món bở, mừng quá cảm tạ không ngớt. Bạch y ni chậm rãi hỏi:

- Ngươi vừa cho ta uống thuốc gì vậy? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Thuốc đó kêu bằng Tuyết sâm ngọc thiềm hoàn của quốc vương Cao Ly đem đến tiến cống tiểu hoàng đế. Bạch y ni thoáng lộ vẻ vui mừng nói:

- Tuyết sâm và Ngọc thiềm là hai món thánh dược để trị thương, có công hiệu cải tử hồi sinh. Không ngờ ta lại gặp được thứ thuốc này. Thế là ta chưa đến ngày tận số. Bà vừa bị trọng thương xong mà thanh điệu lúc này đã bình yên, không có vẻ mệt nhọc, yếu ớt. A Kha cả mừng hỏi:

- Sư phụ? Lão nhân gia khỏi rồi ư? Bạch y ni vui vẻ đáp:

- Đại khái không chết được nữa. Vi Tiểu Bảo đáp:

- Trong bình này còn mười tám viên, xin sư thái giữ lấy mà dùng. Gã nói rồi cầm bình ngọc đưa lại. Bạch y ni không nhận, đáp:

- Ta chỉ uống thêm hai, ba viên nữa là quá đủ rồi, làm gì cần nhiều đến thế này? Vi Tiểu Bảo bản tính khoát đạt, nghĩ thầm:

- Ta để cho sư thái hai chục viên thuốc này cũng chẳng có chi đáng kể. Chắc Ở nơi mụ điếm già hãy còn nhiều. Gã nghĩ vậy liền nói:

- Sư thái? Tấm thân sư thái mới là quan trọng. Thuốc này đã có công hiệu, thì xin sư thái giữ lấy mà uống. Lần sau tiểu tử gặp tiểu Hoàng đế sẽ xin thêm một ít. Bạch y ni gật đầu, nhưng bà vẫn trả bình thuốc lại cho gã. Xe đi được hơn ba chục dặm, thì trời đã xế chiều. Bạch y ni nói:

- Tìm nơi nào vắng vẻ dừng xe lại để chất vấn tên Lạt ma kia. Vi Tiểu Bảo "dạ" một tiếng rồi bảo phu xe đi vào thung lũng. Xe dừng lại, gã sai hai tên đánh xe khiêng tên Lạt ma đặt xuống đất và bảo chúng dắt lừa ra phía sau núi cho ăn cỏ. Gã lại dặn:

- Nếu ta chưa gọi thì các ngươi đừng đến vội. Hai tên phu xe vâng lời dắt xe lừa đi. Bạch y ni nói:

- Ngươi mở cuộc thẩm vấn đi? Vi Tiểu Bảo rút trủy thủ ra, chém một cành cây đánh "xẹt" một tiếng. Tiện tay gã róc hết nhánh lá, cho cành cây biến thành khúc côn. Gã hỏi:

- Lão huynh? Lão huynh có muốn biến thành một cây nhân côn không? Tên Lạt ma kia thấy thanh trủy thủ sắc bén phi thường thì trong lòng khiếp sợ run lên, hỏi lại:

- Xin hỏi tiểu gia: Nhân côn là cái gì? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Đem ông bạn chặt hay tay, xẻo tai, cắt mũi... Nói tóm lại tức là những chỗ lồi ra đẽo hết đi cho bằng phẳng là ông bạn sẽ biến thành một cây nhân côn rất ngộ. ông bạn có muốn thử không? Gã nói rồi liếc lưỡi dao trủy thủ vào sống mũi tên Lạt ma mấy cái. Tên Lạt ma kia bở vía, vội đáp:

- Không không? Tiểu tăng không muốn làm nhân côn. Vi Tiểu Bảo nói:

- Ta không gạt lão huynh đâu. Nhân côn coi rất ngoạn mục. Lão huynh thử làm chơi cũng chẳng hề gì. Lạt ma đáp:

- Tiểu tăng e rằng nhân côn chẳng có chi là ngoạn mục. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- ông bạn chưa làm nhân côn sao đã hiểu là không ngoạn mục? Bây giờ thử làm chơi một lần cho biết mùi. Gã nói rồi chí lưỡi trủy thủ vào vai Lạt ma. Lạt ma năn nỉ:

- Xin tiểu gia tha mạng cho. Tiểu tăng mạo phạm đến sư thái đây, thật là một điều tội lỗi vi Tiểu Bảo nói:

- Được rồi? Bây giờ ta hỏi câu nào, ông bạn trả lời câu đó một cách thành thực. ông bạn chỉ cần giả dối nửa lời là ta đem ông bạn làm một cây nhân côn trồng xuống đất, bón tưới trong vòng mười ngày hay nửa tháng. Không chừng ông bạn sẽ cao lớn thêm rồi mọc lại hai tay và hai mũi. Lạt ma đáp:

- Tiểu gia, đừng làm thế, đừng làm thế? Tiểu tăng xin trả lời thành thực hết. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- ông bạn họ tên là gì? Sao lại mạo phạm đến sư thái? Lạt ma đáp:

- Tiểu tăng tên gọi là HỒ Ba âm, làm Lạt ma Ở Tây Tạng. Tiểu tăng vâng lệnh Tang Kết đại sư huynh đến... bắt sống vị sư thái này. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Sư thái đây rất tử tế lại không đắc tội với tên sư huynh thối tha của ông bạn, mà sao các vị dám lớn mật làm càn? HỒ Ba âm đáp:

- Theo lời tệ đại sư huynh thì đức Phật sống bên tiểu tăng có tám pho bảo kinh bị sư thái ăn cắp. Không, không phải... sư thái ăn cắp mà là mượn đem đi, bây giờ đến xin người trả lại. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Bảo kinh gì? HỒ Ba âm đáp:

- Sai am cổ thổ Ô kinh. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Bảo kinh gì mà lại Ô lý Ô lố như vậy? Chắc ông bạn nói nhăng rồi? HỒ Ba âm đáp:

- Phải rồi? Phải rồi? ĐÓ là Tạng ngữ. Tiếng Hán kêu bằng Tứ thập nhị chương kinh. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Sao gã sư huynh thối tha của ông bạn lại biết sư thái lấy được Tứ thập nhị chương kinh? HỒ Ba âm đáp:

- Cái đó tiểu tăng cũng không hiểu. Vi Tiểu Bảo quát:

- Ngươi không hiểu thì để cái lưỡi lại làm gì? Thè lưỡi ra đi? Gã vừa nói vừa giơ chuỷ thủ lên. Khi nào HỒ Ba âm dám thè lưỡi. Hắn năn nỉ:

- Thật tình là tiểu tăng không biết. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Sư huynh thối tha của ngươi Ở bên Tây Tạng thì sao lại phái các ngươi đến mau thế được. HỒ Ba âm đáp:

- Đại sư huynh và bọn tiểu tăng mấy người đêu đến Bắc Kinh rồi từ Bắc Kinh rượt đến đây. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Bọn Lạt ma thối tha các ngươi võ công suýt soát như ngươi còn có mấy tên? HỒ Ba âm đáp:

- Bọn sư huynh, sư đệ của tiểu tăng tất cả có mười ba người. Nay đã bị sư thái đánh chết năm người, còn lại tám người. Vi Tiểu Bảo ngấm ngầm kinh hãi, hỏi:

- Làm gì còn những tám người? Ngươi cũng kể là người chăng? Không phải đâu? Ngươi sẽ thành một cây nhân côn. HỒ Ba âm đáp:

- Tiểu gia đã ưng lời không biến tiểu tăng thành nhân côn. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Còn tám nhân côn kia hiện giờ Ở đâu? HỒ Ba âm đáp:

- Tệ đại sư huynh bản lãnh cực kỳ lợi hại, chắc không chịu biến thành nhân côn đâu. Vi Tiểu Bảo nghe Lạt ma nói vậy tức mình đá vào người hắn một cước thật mạnh rồi lớn tiếng thoá mạ:

- Tên giặc thối tha này chết đến gáy còn giở giọng khoác lác. Tên đại sư huynh khốn kiếp của ngươi dù bản lãnh cao cường đến đâu ta cũng đẽo thành một khúc nhân côn cho ngươi coi. HỒ Ba âm sợ quá vội đáp:

- Dạ dạ? Nhưng nét mặt của hắn tỏ ra không phục. Vi Tiểu Bảo hỏi lui hỏi tới hồi lâu vẫn không phát giác ra được điều chi đáng kể. Gã liền chuồn vào trong xe, buông rèm xuống, khẽ nói:

- Sư thái? Còn bảy tên Lạt ma nữa, nếu chúng rượt tới thì thật khó lòng đối phó. Giả tỷ là lúc bình thời, sư thái chẳng bõ quan tâm, nhưng hiện giờ sư thái đang bị thương mới khỏi, trong người chưa được khoan khoái như thường... Bạch y ni lắc đầu đáp:

- Dù là lúc bình yên vô sự thì một người chọi sáu cũng khó bề thủ thắng. Huống chi tên đại sư huynh của bọn Lạt ma này bản lãnh còn cao thâm hơn chúng nhiều Ta nghe nói Tang Kết là tay đệ nhất cao thủ trong phái Mật Tông Ở Tây Tạng. Môn Đại thủ ấn thần công của hắn đã luyện đến trình độ thần sầu quỷ khốc. Vi Tiểu Bảo nói:

- Tiểu tử có một kế, nhưng lại sợ... làm thương tổn đến oai phong của sư thái. Bạch y ni thở dài hỏi:

- Đã là kẻ xuất gia thì còn oai phong gì đáng nói nữa? Mưu kế của ngươi thế nào? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Chúng ta tìm đến một nông gia Ở nơi hẻo lánh để ẩn tránh. Sư thái hoá trang làm một người đàn bà nông thôn, nằm trên giường dưỡng thương, A Kha cô nương cùng tiểu tử cũng cải trang ăn mặc như một cô bé và thằng nhỏ quê mùa. Bọn tiểu tử giả làm... con trai và con gái của sư thái. Bạch y ni lắc đầu chưa nói gì. A Kha đã mắng liền:

- Ngươi là con người tồi bại., kế hoạch nghĩ ra cũng tồi bại luôn. Sư phụ ta là một cao nhân đương thời mà lẩn tránh cách này thì ra sợ chúng hay sao? Bạch y ni nói:

- Kế đó có thể tạm dùng được. Hai ngươi làm điệt nhi và điệt nữ của ta. Vi Tiểu Bảo vui mừng đáp:

- Dạ, dạ? A Kha lườm gã một cái. CÔ nghe sư phụ ưng thuận mưu kế của gã, trong lòng rất lấy làm bất mãn. Vi Tiểu Bảo lại nói tiếp:

- Nếu để tên Lạt ma này sống sót thì e rằng cơ quan sẽ bị bại lộ. Vậy chúng ta đem chôn sống hắn cho mất tích. Bạch y ni đáp:

- Chúng ta phải động thủ cùng người lúc trước đã là chuyện bất đắc dĩ. Bây giờ tên Lạt ma này không có sức kháng cự mà cũng giết đi là quá tàn độc. Nhưng... nhưng buông tha hắn cũng không được, chúng ta hãy tạm đem hắn đi rồi sẽ liệu. Vi Tiểu Bảo vâng lời gọi xa phu khiêng HỒ Ba âm để lên xe rồi tiếp tục thượng lộ. Bên đường chẳng thấy có một nông gia nào, lại sợ Tang Kết rượt tới, đành chờ thấy đường nhỏ là rẽ vào. Hai cỗ xe chạy hồi lâu, thỉnh thoảng gặp ngã ba đường, nhưng lối rẽ hẹp quá, xe lớn không đi được. Bỗng nghe phía sau có tiếng vó ngựa dồn dập. Mấy chục người ky mã đang rượt tới nơi. Vi Tiểu Bảo la thầm:

- Hỏng bét? Hỏng bét? Bọn xú Lạt ma này đến mấy chục tên. Gã bảo xa phu gia roi cho lừa chạy thật nhanh. Nhưng truy binh mỗi lúc một gần Chẳng mấy chốc đã tới sau hai cỗ xe lớn. Vi Tiểu Bảo dòm qua kẽ hở vách xe ra ngoài, bỗng gã thở phào một cái ra chiều yên dạ. Nguyên mấy chục người ky mã này đều là hán tử áo xanh chứ không phải bọn Lạt ma. Trong khoảnh khắc, mấy chục người ky mã lướt qua bên xe chạy về phía truớc. Đột nhiên A Kha lớn tiếng hô:

- Trịnh... Trịnh đại ca? Một người kỵ mã dừng cương tránh sang một bên để cỗ xe đi tới rồi hắn đi song song, hỏi lại:

- Trần cô nương đấy ư? A Kha đáp:

- Phải rồi? Chính là tiểu muội. Thanh âm cô tỏ ra rất vui mừng. Người kỵ mã lên tiếng hỏi:

- Không ngờ lại gặp cô Ở đây. Phải chăng cô đi với Vương cô nương? A Kha đáp:

- Tệ sư thư không có Ở đây. Người kỵ mã lại hỏi:

- CÔ nương cũng đến Hà Gian phủ ư? Chúng ta đi cùng một đường thì hay quá? A Kha đáp:

- Không phải đâu. Bọn tiểu muội không đến phủ Hà Gian. Người kỵ mã nói:

- Phủ Hà Gian rất nhiệt náo. CÔ nương nên đi coi. Trong khi hai người đối đáp, xe cùng ngựa vẫn tiếp tục rong ruổi. Vi Tiểu Bảo thấy A Kha đôi má ửng hồng. Cặp mắt trong sáng vừa có ý thẹn thò lại ra chiều cao hứng dường như đối với một người thân cận nhất trên đời. Gã tưởng chừng trước ngực bị đánh một chuỳ nặng. Gã tự hỏi:

- Chẳng lẽ thằng cha này là ý trung nhân của nàng? Gã ghen tức không nhịn được, khẽ nói:

- Chúng ta đang lúc tị nạn khẩn cấp, cô nương đừng nói chuyện vớ vẩn với người chẳng liên can gì tới mình. A Kha dường như không nghe thấy, nàng hỏi người ky mã:

- Phủ Hà Gian có chuyện gì náo nhiệt? Người kia hỏi lại:

- CÔ không biết ư? Bỗng rèm xe vén lên, một cái đầu thò vào trong xe dòm ngó. Mọi người trong xe nhìn thấy bộ mặt tuấn mỹ lối 23, 24 tuổi. Hán tử tươi cười nói:

- Phủ Hà Gian có cuộc Trảm quy đại hội (quy là con rùa. Người Trung Hoa thường ví kẻ đê hèn tồi bại như con rùa). Anh hùng hảo hán trong thiên hạ đến tham dự rất đông, thật là náo nhiệt. A Kha hỏi:

- Sao lại gọi là Trảm quy đại hội? Phải chăng là chém chết một con rùa đen lớn? Như vậy có gì mà coi? Hán tử cười đáp:

- Tuy gọi là "Trảm quy đại hội" nhưng không phải giết rùa thật, mà là giết một con người đê tiện đốn mạt rất ghê gớm. Tên hắn có chữ Quy. A Kha cười hỏi:

- CÓ ai lại đặt tên là Quy bao giờ? Đại ca gạt tiểu muội rồi. Người kia đáp:

- Không phải quy là con rùa mà là tiếng đồng âm: Quy là hoa quy (Nguyên là chữ Quế, người Hán phát âm chữ Quế tương tự như chữ Quy). Muội muội, muội thử đoán xem người đó là ai? Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi tự hỏi:

- Gã này bảo tên người đó có chữ Quế, chẳng lẽ họ định giết ta đây là Tiểu Quế tử? Lại nghe A Kha vỗ tay cười đáp:

- Tiểu muội biết rồi? ĐÓ là tên đại Hán gian Ngô Tam Quế. Người kia cười nói:

- Chính thị? CÔ này thông minh thật, đoán trúng phong phóc. A Kha hỏi:

- Các vị bắt được Ngô Tam Quế rồi ư? Người kia đáp:

- Chưa. Đây là anh em bàn định kế hoạch trừ diệt tên đại Hán gian đó. Vi Tiểu Bảo thở phào một cái, miệng lẩm bẩm.

- Thế thì phải rồi. Tiểu Quế tử này còn là đứa trẻ nít, họ không giết ta. Dù họ có giết cũng chẳng làm gì đến nỗi kêu bằng "Trảm quy đại hội". Con mẹ nó? Lão gia mạo cái tên cũng xúi quẩy. Trong tên có chữ Quế đồng âm với Quy là rùa. Người kia miệng cười toe toét nhìn ngắm A Kha trong lúc tiếng vó ngựa lộp cộp hoà lẫn với tiếng bánh xe lọc cọc vang lên không ngớt. Thanh niên vừa cưỡi ngựa, vừa thò đầu vào trong xe dòm ngó, đủ biết ky thuật của hắn rất tinh thâm. A Kha quay lại nhìn Bạch y ni khẽ hỏi:

- Sư phụ? Chúng ta có nên đi không? Bạch y ni tuy bản lãnh cực cao, nhưng bà sinh trưởng Ở chốn thâm cung từ thuở nhỏ Sau cơn quốc biến, bà theo sư phụ vào ẩn náu chốn thâm sơn rèn luyện võ công, nên ít hiểu việc đời, thiếu tài ứng biến. Bà nghĩ tới hào kiệt võ lâm thương nghị kế hoạch trừ diệt Ngô Tam Quế hơp với sở nguyện của mình, cũng muốn đi tham dự, song lại sợ bọn Tang Kết sắp đuổi tới nơi, nếu không ẩn lánh cho mau tất gặp đại hoạ. Bà trầm ngâm một chút rồi hỏi Vi Tiểu Bảo:

- Ngươi tính sao? Vi Tiểu Bảo thấy A Kha ra chiều thân mật với thanh niên kia thì trong lòng ghét cay ghét đắng, quyết ý không để A Kha đi cùng đường với hắn. Gã liền đáp:

- Bọn ác Lạt ma mà tới nơi là chúng ta không thể đối phó được, vậy phải tìm nơi ẩn lánh cho mau là hơn. Thanh niên kia hỏi:

- Bọn ác Lạt ma nào? A Kha giới thiệu:

- Trịnh đại ca? Vị này là sư phụ của tiểu muội. Bọn tiểu muội đang đi đường gặp một bọn ác Lạt ma, chúng toan sát hại gia sư. Hiên giờ lão nhân gia bị trọng thương chưa hoàn toàn hồi phục mà đằng sau còn bảy tên Lạt ma sắp rượt tới nơi. Thanh niên kia hỏi:

- Thế ư? Hắn quay đầu ra ngoài hú lên một tiếng. Đoàn ky mã dừng bước. Hai cỗ xe lớn cũng lập tức dừng lại. Thanh niên kia xuống ngựa mở rèm lên khom lưng nói:

- Vãn bối là Trịnh Khắc Sảng xin bái kiến tiền bối. Bạch y ni gật đầu: Trịnh Khắc Sảng lại nói:

- chỉ có bảy tám tên Lạt ma thì tiền bối bất tất phải quan tâm. Vãn bối xin đại lao phát lạc bọn chúng cho. A Kha vừa kinh hãi v u(l mừng thầm, cô chưa hết lo âu nói:

- Trịnh đại ca? Bọn ác Lạt ma đó lợi hại vô cùng? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Đồng bạn đi theo tiểu huynh đều võ công cao cường, tự lượng có thể thu thập được chúng. Bọn ta không cần phải ỷ vào số đông để thủ thắng, dù lấy một chọi một cũng chẳng sợ gì bảy tám tên Lạt ma đó. A Kha quay lại nhìn sư phụ đưa mắt hỏi ý kiến. Thực ra cô chỉ mong được đi Hà Gian với Trịnh Khắc Sảng. Vi Tiểu Bảo lại lên tiếng:

- Không được đâu. VÕ công của sư thái cao thâm như vậy mà còn bị thương thì hai mươi mấy người trong bọn hắn làm gì được? A Kha tức giận hỏi:

- Người ta có hỏi ngươi đâu, ai mượn ngươi chõ miệng vào cho lắm chuyện? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Đây là tại hạ quan tâm đến sự an nguy của sư thái. A Kha tức giận nói:

- Chính ngươi sợ chết lại còn nói chuyện quan tâm tới sư phụ. Ngươi là một tên tiểu ác nhân, hành động đốn mạt, làm gì có hảo tâm lo cho ai? Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Gã họ Trịnh kia bản lãnh cao cường lắm hay sao? CÓ bằng được sư thái không? A Kha đáp:

- Y đem theo hai mươi mấy người đều võ nghệ cao cường. Chẳng lẽ còn sợ bảy tên Lạt ma? Vi Tiểu Bảo nói:

- Sao cô nương biết hai mươi mấy tên đó đều võ công cao cường? Tại hạ nhận thấy bọn chúng bản lãnh còn tầm thường lắm. A Kha nói:

- Dĩ nhiên ta biết. Ta đã thấy họ động thủ rồi, mỗi người đều có thể chống trả cả trăm địch nhân. Bạch y ni trong lòng do dự không nhất quyết. Bà không muốn lộ diện trong cuộc Trảm quy đại hội, nhưng cũng thích nghe cho biết phương lược của quần hùng trong thiên hạ bàn định tru diệt Ngô Tam Quế ra sao. Lúc trước bà phải nghe lời Vi Tiểu Bảo hoá trang làm người nông phụ để né tránh bọn Lạt ma là chuyện bất đắc dĩ, trái với sở nguyện của mình. Nếu vụ này chỉ có hai đứa trẻ nít hay biết chẳng nói làm chi, bằng để cho mấy chục hào khách giang hồ hiểu câu chuyện bà phải cải trang để trốn tránh tai vạ là mâu thuẫn với tư cách cao ngạo của bà, chẳng thà bà chịu chết đi còn hơn để người khác trông thấy sự khiếp nhược của mình. Bạch y ni thầm tính như vậy rồi thủng thẳng đáp:

- Bọn Lạt ma kia chỉ vì một mình bần ni mà rượt tới đây. Trịnh công tử? Đa tạ tấm thịnh tình của công tử? Hảo ý của công tử, bần ni xin tâm lãnh là đủ. Mời các vị thượng lộ đi thôi. Trịnh Khắc Sảng nói:

- Sao sư thái lại dạy thế? Đã là hảo hán giang hồ thì giữa đường gặp chuyện bất bằng cũng phải tuyết gươm viện trợ. Huống chi... huống chi sư thái lại là sư phụ của Trần cô nương đây, bọn tại hạ cảm thấy có nghĩa vụ không thể bỏ qua được. A Kha hai má ửng hồng ra chiều bẽn lẽn, từ từ cúi đầu xuống, nhưng hiển nhiên trong lòng cô rất lấy làm đắc ý. Bạch y ni lẩm nhẩm gật đầu:

- Hay lắm? Thế thì bọn bần ni cùng đi với các vị đến phủ Hà Gian. CÓ điều công tử đừng nói với ai. Bần ni bản tính biếng nhác mọi việc giao tiếp, không muốn gặp người ngoài. Trịnh Khắc Sảng cả mừng nói:

- Dạ dạ? Vãn bối dĩ nhiên xin tuân lời chỉ thị của tiền bối. Bạch y ni hỏi:

- Trịnh công tử Ở môn phái nào? Lệnh sư là ai" SỞ dĩ bà hỏi môn phái cùng sư phụ của Trịnh Khắc Sảng là muốn dò la cho biết võ công của hắn. Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Vãn bối được ba vị sư phụ truyền thụ võ công. Vị nghiệp sư khai tâm cho vãn bối là người họ Thi, một tay cao thủ phái VÕ Di. Vị sư phụ thứ hai họ Lưu là một cao thủ tục gia của chùa Thiếu Lâm, quê Ở BỒ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Bạch y ni hỏi:

- ồ? Vị sư phó này đại danh là gì? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Y là Lưu Quốc Hiên. Bạch y ni thấy hắn kêu tên sư phụ một cách thản nhiên, không tỏ vẻ gì kính cẩn, bà hơi lấy làm kỳ, liền hỏi:

- Thế ra lệnh sư trùng tên họ với Lưu đại tướng quân Ở Đài Loan ư? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Y chính là Lưu đại tướng quân Ở Đài Loan, làm đề đốc dưới trướng Diên Bình quận vương ngày trước. Bạch y ni hỏi:

- Phải chăng công tử là người nhà Diên minh quận vương? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Vãn bối chính là con thứ của Diên Bình quận vương. Bạch y ni gật đầu nói:

- Té ra công tử là dòng dõi trung lương. Nguyên Trịnh Thành công đoạt lại đảo Đài Loan từ tay người Hà Lan. Năm Vĩnh Lịch thứ ba, Quế vương phong Trịnh Thành công làm Diên minh quận vương, Chiêu thảo đại tướng quân. Đến năm Vĩnh Lịch thứ 16 (Khang Hy nguyên niên), Trịnh Thành công qua đời vào tháng năm. Khi ấy thế tử Trịnh Kinh trấn thủ Ở đảo Kim Môn và Hạ Môn, nên em Trịnh Thành công là Trịnh Tập soán vị Ở Đài Loan. Trịnh Kinh suất lãnh bọn đại tướng quân Chu Toàn Bân, Trần Cận Nam kéo quân về Đài Long đánh phá quân của Trịnh Tập, rồi lên kế vị Diên Bình quận vương. Hồi đó Diên Bình quận vương đem quân bản bộ phản kháng nhà Mãn Thanh chứ không chịu khuất phục. Trịnh Kinh vẫn đóng quân Ở ngoài hải đảo, tôn thờ ngôi chính thống nhà Đại Minh. Anh hùng nghĩa sĩ trong thiên hạ đều đem lòng kính ngưỡng Diên Bình quận vương là vì lẽ đó. Trịnh Khắc Sảng đã tưởng mình thổ lộ thân thế nhất định sẽ được vị ni cô này sinh lòng kính phục, ngờ đâu bà chỉ lẩm nhẩm gật đầu nói một câu "Té ra là dòng dõi trung lương" chứ không lộ vẻ gì. Hắn có biết đâu Bạch y ni là trưởng công chúa, con gái Sùng Trinh hoàng đế. Sư phụ của Trịnh Khắc Sảng tên gọi Lưu Quốc Hiên là bộ thuộc của phụ thân hắn, nen hắn bất tất phải tỏ ra cung kính. Dưới con mắt của Bạch y ni, phụ thân của Trịnh Khắc Sảng là Trịnh Kinh bất quá là một thần tử trung lương, dĩ nhiên bà giữ vẻ thản nhiên. Vi Tiểu Bảo nghe câu chuyện đối đáp giữa Bạch y ni và Trịnh Khắc Sảng, gã không ngớt chỉn thầm trong bụng.

- Con mẹ nó? Thằng cha này tưởng mình cao quý lắm sao? Diên minh quận vương thì đã làm cái đếch gì? Thực ra gã cũng biết Diên Bình quận vương địa vị rất cao. Chính sư phụ Trần Cận Nam của hắn cũng còn là bộ thuộc của quận vương. Vi Tiểu Bảo càng nghĩ càng thấy bất lợi cho mình. Trịnh Khắc Sảng ra chiều rất để ý tới A Kha khiến gã rất bực mình, vì gã đường đường là công tử, con của quận vương, đi đâu cũng có hùng binh hộ vệ. Gã còn nhận ra Trịnh Khắc Sảng so với hạng vương tước lưu lạc giang hồ là bọn Mộc vương phủ, hắn còn cao quý hơn nhiều. Huống chi tướng mạo hắn lại tuấn nhã hơn gã gấp mười. Về võ công cũng như về việc giao tiếp hai bên đã cách xa nhau một trời một vực. Trịnh Khắc Sảng lại lớn tuổi hơn g ã, trách nào A Kha chẳng xiêu lòng. Dù gã là kẻ đui mù cũng phân biệt được, bất giác gã than thầm:

- Giả tỷ sư phụ mà biết ta cùng Trịnh công tử tranh đoạt A Kha thì chẳng cần hắn phải ra lệnh, lão nhân gia có khi cũng tự ý vung chưởng đánh mình chết tươi. Bạch y ni sư thái tán dương gã là dòng dõi trung lương, còn mình thì dòng dõi ai? Hay chỉ là con một mụ điếm Ở Lệ Xuân viện mà thôi. Bạch y ni đưa mắt nhìn Trịnh Khắc Sảng thủng thẳng hỏi:

- Thế ra vị sư phụ thứ nhất của công tử là Thi Lang đã đầu hàng quân Thát đát Mãn Thanh rồi ư? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Dạ? Vãn bối đã không nhìn nhận con người bất nghĩa vô liêm sỉ đó làm sư phụ nữa rồi. Ngày sau vãn bối có gặp hắn ngoài chiến trường phải ra tay hạ sát cho hả giận. Trịnh Khắc Sảng nói bằng một giọng hiên ngang khảng khái: Vi Tiểu Bảo mừng thầm nghĩ bụng:

- Té ra sư phụ của thằng cha này đã quy thuận triều đình. Mai đây mình có gặp lão Thi Lang đó phải coi chừng mới được. Trịnh Khắc Sảng nói tiếp:

- Gần mười năm nay, vãn bối chỉ theo học nghệ Phùng sư phụ, một tay cao thủ đệ nhất phái Côn Luân. Lão nhân gia mang ngoại hiệu là Nhất kiếm vô huyết, chắc sư thái cũng biết rồi. Bạch y ni đáp:

- ồ? Bần ni chỉ nghe danh Phùng Tích Phạm sư phó, chứ chưa hiểu lai lịch cùng ngoại hiệu của y. Trịnh Khắc Sảng nói:

- Kiếm pháp của Phùng sư phụ rất cao thâm, nhất là môn khí công đ ã đến trình độ xuất thần nhập hoá. Lão nhân gia dùng lưỡi kiếm sắc bén điểm vào tử huyệt của địch nhân mà da thịt kẻ bị giết vẫn không chảy máu. Bạch y ni "ủa" lên một tiếng rồi nói:

- Khí công đã luyện đến trình độ dùng khí giới sắc bén biến thành cùn nhụt thì trên đời nay không được mấy người. Chẳng hiểu Phùng sư phụ đã bao nhiêu tuổi rôl Trịnh Khắc Sảng rất lấy làm đắc ý đáp:

- Đến mùa đông năm nay, vãn bối sẽ đi tham dự tiệc mừng Ngũ tuần đại khánh của Phùng sư phụ. Bạch y ni gật đầu nói:

- Phùng sư phó chưa tới năm mươi tuổi mà nội công đã tinh thâm như vậy, thật là hiếm có. Bà ngừng lại một chút rồi hỏi:

- Bọn tuỳ tùng đi theo công tử võ công đều vào hạng khá cả rồi chứ? Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Xin sư thái cứ yên lòng. Chúng đều là những vệ sĩ cao thủ được chọn lựa kỹ càng Ở trong Diên mnh Vương phủ. vi TiểU BảO đột nhiên xen vào:

- Sư thái? Trong thiên hạ sao nhiều cao thủ đến thế? Vị sư phụ thứ nhất của Trịnh công tử là cao thủ phái VÕ Di. Đệ nhị sư phụ là cao thủ phái Thiếu Lâm. Đệ tam sư phụ là cao thủ phái Côn Luân. Bao nhiêu người tuỳ tùng của y đều là cao thủ Chắc chính y cũng là cao thủ... Trịnh Khắc Sảng thấy gã buông lời châm chọc thì trong lòng tức giận vô cùng. Hắn không hiểu lai lịch thằng nhỏ này thế nào, nhưng thấy gã ngồi cùng xe với Bạch y ni và A Kha liền cho là gã có mối quan hệ sâu xa với hai người, nên gã đành nhẫn nại, không lên tiếng trả đũa. A Kha lên tiếng tán dương:

- Người ta thường nói: "Minh sư tất có cao đồ". Trịnh công tử được ba vị minh sư rèn luyện, thảo nào võ công rất tinh thâm. Vi Tiểu Bảo nắm được chỗ sơ hở liền hỏi:

- CÔ nương nói đúng quá? Tại hạ không hiểu bản lĩnh của Trịnh công tử, nên muốn hỏi cho biết: võ công của cô nương so với Trịnh công tử ai hơn ai kém. A Kha liếc mắt nhìn Trịnh Khắc Sảng đáp:

- Dĩ nhiên bản lãnh y cao thâm hơn ta nhiều. Trịnh Khắc Sảng cười nói:

- CÔ nương quá khiêm mà thôi. Vi Tiểu Bảo gục gặc cái đầu, cười nói:

- Té ra là thế. CÔ nương bảo minh sư tất có cao đồ, võ công của cô kém Trịnh công tử đây như vậy thì ra lệnh sư là đê thủ, là ám sư, võ công của lệnh sư còn kém ba vị minh sư cao thủ của Trịnh công tử đây xa lắm. Về đánh giặc miệng thì A Kha đâu phải là đối thủ của gã. CÔ chỉ thở ra một câu liền bị gã nắm được đằng chuôi để xoay sở. A Kha đỏ mặt lên vội cãi:

- Ta... ta bảo sư phụ là đê thủ, là ám sư hồi nào? Ngươi đừng nói nhăng nói can Bạch y ni mỉm cười nói:

- A Kha? Ngươi mà đấu khẩu với gã thì không lại đâu. Cả xe lẫn ngựa rẽ về hướng Tây mà tiến. Trịnh Khắc Sảng cưỡi ngựa vẫn đi kèm bên cỗ xe lớn. Bạch y ni khẽ hỏi A Kha:

- Sao ngươi lại quen biết Trịnh công tử đây? A Kha đỏ mặt lên đáp:

- Đệ tử cùng sư thư gặp y Ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Khi đó bọn đệ tử... cải dạng nam trang, y tưởng là trai liền mời lên tửu lâu uống rượu. Bạch y ni lên giọng trách móc:

- Các ngươi thật là lớn mật? Hai vị đại cô nương dám lên tửu lâu uống rượu với người ta. A Kha cúi gằm mặt xuống, khẽ đáp:

- Không phải uống rượu thật sự, mà chỉ giả vờ để giỡn chơi. Vi Tiểu Bảo lại xen vào:

- A Kha cô nương? Tướng mạo cô nương đẹp lộng lẫy thì dù có giả trai người ta ngó thấy cũng biết ngay là một cô gái mỹ miều. Tại hạ coi anh chàng Trịnh công tử này trong lòng mang ý nghĩ tồi bại... A Kha tức giận nói:

- Ngươi mới là kẻ có ý nghĩ tồi bại. Ta cải dạng nam trang, y tuyệt nhiên không nhận ra được. Sau sư thư nói rõ với y, y còn xin lỗi hoài. Người ta là bậc quân tử văn nho, biết điều lễ nghĩa, đâu có ti tiện như ngươi?... Đoàn người ngựa đi đến trưa thì đến Phong Nhĩ trang. Đây là một thị trấn lớn Ở Ký Tây. Mọi người liền tìm vào phạn điếm ăn uống.

Mục lục
Ngày đăng: 28/10/2015
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Farkle King - Game Xúc Xắc thử thách con tim

Mục lục