Gửi bài:

Chương 14

Đường Gi-ma-lư mình đã tìm trên bản đồ trước, nên khi bon xe đến, mình chẳng gặp trắc trở gì. Đó là một con đường cụi, rải sỏi. Đang dò nhà thì ngay từ xa đã thấy trước cổng một đám vô công rồi nghề và một chiếc xe cảnh sát. Mình đỗ xe lại cách đó một quãng rồi nhảy xuống vỉa hè và hiểu ngay rằng cô ả mình đang tìm kiếm vừa gặp một chuyện rắc rối.

Chỗ mình đậu xe có một cửa hàng thực phẩm nhỏ. Không muốn đến chỗ đám đông đang tụ tập vì mình nhác thấy bóng một cảnh sát nên mình rẽ ngay vào cửa hàng. Mình hỏi mua một bao diêm rồi toan bước ra thì chợt thầy một cô bé chạy như bay vào cửa hàng.

- Có chuyện gì mà công an lại đến thế hả em? - cô bán hàng hỏi nhỏ.

- Có kẻ nào đó đến bắt cóc cái chị tóc vàng trọ tại nhà bà Uây-xka-y-a. Bà cụ thì chúng nhốt trong nhà, còn chị tóc vàng thì bọn chúng "đóng thùng" lại, chở đi mất rồi.

- Lạy chúa tôi! - cô nhân viên cửa hàng kêu lên như thế, nhưng mình không hơi đâu nghe hết câu chuyện giữa họ nữa. Chỉ thế thôi là đủ lắm rồi.

Lại xôi hỏng bỏng không. Tưởng chuyến này thì tóm được, không ngờ lại hụt. Mình thấy ngao ngán vô cùng, trong thâm tâm bỗng trào lên một nỗi bực dọc ngấm ngầm, dữ dội. Nhưng rồi tự nhủ: đâu đã đến nước phải chịu trắng tay? Mình biết sào huyệt của bọn khốn kiếp kia mà. Bọn này thì còn biết tìm đâu ra một nơi nào tốt hơn để giam cái cô El-mer phận hẩm nọ kia chứ. Mình đinh ninh là bọn chúng thế nào cũng sẽ chở cô ả về Gra-đô-va.

Nhưng muốn chắc ăn hơn, mình cứ chậm rãi tiến lại chỗ đám đông đang vây quanh người cảnh sát. Đứng đằng sau đám người đang sôi nổi cướp lời nhau kháo chuyện, mình căng tai ra nghe một lúc. Nhờ thế đã biết kỹ hơn nội vụ. Hóa ra bọn chúng gồm ba tên, khiêng cô ả đi trong một chiếc đi-văng, trên đậy tấm chăn... Qua câu chuyện nghe được, mình chỉ biết rõ được mỗi một điều: số lượng các địch thủ sẽ phải đương đầu. Chà, biết xoay sở sao đây nếu gặp cả ba tên cùng một lúc, tại địa điểm ấy? Nhưng không lẽ ngần ấy tên lại phải tập trung để canh giữ một cô gái, mà lại bị trói nữa.

Mình chậm rãi quay lại chỗ xe đỗ, cố tránh mọi cặp mắt tò mò. Bị ý muốn bắt tay ngay vài việc thôi thúc, mình đã toan lên xe, phóng thẳng đến Gra-đô-va. Nhưng nghĩ lại, mình thấy tốt nhất là nên nấn ná, chờ trời tối đã: xuất hiện càng muộn, càng gặp ít nguy cơ bị bọn canh giữ phát hiện. Thế là mình quay về nhà, gọi điện ngay cho Ca-rôn. Hễ cứ cần gặp gấp là không bao giờ tìm được cậu ta. Gọi cả về nhà, lẫn sang tòa soạn đều không gặp. Thử gọi thêm vài nơi khác, những chỗ mà hắn ta hay mò đến nhất, nhưng than ôi, đều chẳng kết quả gì. Thế này thì đành đơn thương độc mã lên đường thôi. Cho mãi đến lúc sắp ra đi, mình vẫn còn hy vọng tuy mỏng manh thôi, là chính Ca-rôn sẽ gọi điện tới, vì mình có dặn những chỗ đã gọi dây nói ban nãy, bảo giúp cậu ta mình đang cần gặp gấp.

Biết chắc là chẳng còn nuốt nổi bất kỳ một thứ gì, mình pha một ấm cà phê thật đặc, thay cho bữa cơm tối. Rồi vừa nhấm nháp, vừa cân nhắc cả đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất cái "chiến dịch" sắp tới, cố tính hết mọi khả năng có thể có. Sắp mười hai giờ đêm rồi mà máy điện thoại vẫn nằm im. Phải đi một mình thôi.

Ngoài con dao găm mà mình vẫn giữ kè kè bên người ngay từ dạo đang còn tuổi hoa niên, mình không đem theo một thứ vũ khí nào khác nữa. Thêm cả chiếc đèn pin, đề phòng bất trắc lúc đêm hôm.

Đường đi, mình còn nhớ như in. Đỗ xe lại ở cái chỗ bữa trước, mình bước xuống, đi sâu vào cái phố lẻ ngoại ô tối mò. Cũng như lần trước, mình lấy ngọn đèn tù mù ở mãi tít đằng kia làm mốc để định hướng. Lần này, may là trời không mưa. Nhưng cũng tối, như ở trong hũ nút. Lúc nào mình cũng phải căng tai lên nghe ngóng, sợ có người hoặc có chiếc xe nào đi tới. Bốn bề lặng ngắt như tờ. Có lúc, một tiếng còi tàu đêm từ xa vọng lại, nghe đến là buồn. Mình mò mẫm bước lại chỗ hàng rào gỗ, rồi dừng lại trong bóng tối, nghe ngóng. Đêm vẫn yên tĩnh.

Thế là mình thận trọng lần theo dọc hàng rào tìm đến cái kẽ hở hôm nọ. Lách người qua lỗ hổng xong, mình đẩy tấm ván lại chỗ cũ, rồi tiếp tục nghe ngóng, người nép sát vào phía trong hàng rào. Bóng cái lán gỗ lù lù một mảng lớn, đen sì ngay trước mặt.

Ngắm nghía kỹ lưỡng tất cả những cái mình dã nhìn thấy khi còn đang ở ngoài đường, mình chợt nhận thấy: trên cái nền đen của căn lán gỗ đó lờ mờ một ánh lửa vàng ệch. Như thế ánh đèn kia phải hắt ra từ một khe cửa nào đó ra. Vậy là bên trong đang có người. Nhưng ai mới được nhỉ? Hay chỉ là một mình cô gái ấy? Mình rẽ cò - mọc tốt như rừng ở chỗ khúc sân đó - tiến về phía ánh lửa. Càng đến gần cái lán, mình càng cảm thấy sức quyến rũ của cái ánh lửa vàng vọt kia. Nhưng nó sẽ mang đến cho mình cái gì đây - điều may hay là chuyện rủi?

Cuối cùng, mình cũng tới được bên cái lán và men theo chân vách, lần sát đến tận chỗ cái khe hẹp trên cửa sổ. Qua cái lỗ thủng hình con cờ khoét trên tấm gỗ để trang trí, mình có thể ghé mắt nhìn vào bên trong. Căn phòng mình đang nhìn vào này nhỏ hơn nhiều, nhưng cũng tồi tàn hệt như gian phòng mình thấy bữa trước. Trên trần có treo một ngọn đèn bé tí, bụi bám đầy bằng một mẩu dây ngắn ngủn. Nhìn gian phòng một lượt, mình mới thấy có một chiếc giường sắt và một cô gái, bị trói chặt bằng thừng. Ngoài cô ả ra, trong phòng chẳng còn ai khác nữa.

Kể cũng lạ, nhưng cảm giác đầu tiên của mình lúc ấy là sung sướng. Nghĩa là những điều phỏng đoán của mình đều đúng và điều đó khiến mình thấy thích thú. Nhưng chỉ một thoáng sau, lại bị cảm giác sợ hãi và lo lắng xâm chiến. Kẻ nào đang canh giữ cô ta đây? Chúng có bao nhiêu đứa? Đang nấp ở đâu? Ví thử chỉ có một tên thôi, thì mình còn dám liều xông vào. Nhưng ngộ nhỡ chúng đông hơn thì sao? Phải xoay sở thế nào đây? Không lẽ cứ phó mặc cô ta, một nhân mạng hẳn hoi, cho số phận rồi chuồn đi?

Cách cư xử ấy mình nghĩ tệ bạc quá. Vì đó chẳng những là vấn đề đạo lý, mà còn chuyện có liên quan đến cá nhân mình nữa. Cô ấy đang ngồi đấy, không có chiếc măng-tô đó trên người. Ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra với cô ả thì bấy giờ có biết dựa vào ai mà tìm lại chiếc măng-tô cho chắc ăn nữa. Dù gì thì gì, cũng phải tìm cho ra cách ứng phó.

Nếu trong phòng để đèn sáng thì kẻ canh giữ chắc chẳng vạ gì lại chịu ở thầm. Thế thì dứt khóat mình sẽ biết chúng có mấy đứa. Nghĩ vậy, mình bèn đi quanh cái lán một vòng. Bây giờ thì mình biết chắc: ngọn đèn trong khung cửa sổ kia là độc nhất. Trong lòng mình tự dưng ấm ám một hy vọng: không ai canh giữ cô ấy cả.

Nhưng phàm đã hy vọng thì bao giờ cũng lá bấp bênh. Sau khi kiểm tra lần lượt từng khung cửa sổ một, mình lại gần cánh cửa mà lần trước đã đứng nghe trộm câu chuyện của băng lưu manh ấy, thì càng tin chắc, nhưng ngờ vực đó là vô lý.

Gian phòng mình nhìn thấy lần trước không thắp đèn, nhưng qua cánh cửa ra vào của căn phòng đang giam giữ cô gái, ánh đèn hắt sang một dải sáng khá rộng. Nhờ đó mình nhìn thấy một lò sưởi đang cháy và cả những ánh lửa leo lét xuyên qua tấm cửa lò thủng lỗ chỗ. Ánh lửa trong lò chiếu lên một gã đàn ông đang ngồi trên một chiếc ghế dựa đặt bên cạnh. Thấy cặp giò duỗi dài ra đằng trước, hai cánh tay thu trong túi áo và chiếc mũ lưỡi trai sụp xuống tận mũi, mình biết ngay là hắn đang chợp mắt chốc lát, cho đỡ buồn chán lúc ngồi canh.

Làm gì đây? Làm thế nào để lọt được vào trong? Rõ ràng là cửa đang chốt chặt. Mình biết chắc như thế vì đã thử khẽ xoay quả đấm.

Cứ nhìn bộ dạng cái gã ngồi canh kia cũng thừa biết: chỉ cần đánh động một cái là hắn sẽ chồm dậy ngay tức khắc. Mình cứ đứng ngay cạnh cửa, nát óc nghĩ cách đột nhập vào phòng. Chắc chắn là chẳng còn cách nào để trèo vào: một tiếng động khẽ thôi cũng đủ làm hắn thức dậy. Đó là cái chắc. Làm thế nào để lại gần hắn? Đánh động ở bên ngoài để nhử hắn ư? Kêu la lên à? Không được! Phải nghĩ cách gì để hắn khỏi ngờ vực và yên tâm ra khỏi nhà kia. Trong nhà lại có điện thoại - vì cô gái đã từng trò chuyện với gã Táo Xanh hôm nọ đấy thôi. Hễ có động tĩnh gì là hắn sẽ vớ lấy máy, gọi đồng bọn đến ngay. Bọn chúng lại có xe nữa, chắc chúng sẽ lập tức ập đến. Lúc ấy thì chỉ còn nước...

Không, cách ấy không xuôi rồi. Nhưng chẳng lẽ không nghĩ ra được cách nào khác nữa sao? Mình đứng trong bóng tối, không dám thở to, cố tìm lối thoát.

Bỗng mình nhớ đến cái lò sưởi đang hừng hực ở đó. Chính cái lò ấy đã giúp mình. Mình rọi đèn pin, lần lại chỗ nhà kho, tìm được mấy cái bao giấy đựng xi măng. Rồi mình hạ cái thang chữa cháy xuống, áp vào vách lán, nhanh chóng trèo lên mái nhà, rón rén bò lại chỗ ống khói lò sưởi. Từ trong ống, khói đang nghi ngút tỏa vào không trung. Vo tròn mấy cái bao đựng xi măng lại, mình cố sức tọng nó vào miệng ống khói. Xong đâu đấy lại vội vàng tụt xuống đất. Mình vơ vội lấy một cái xẻng và bước ngay đến chỗ cửa sổ ban nãy chờ.

Trong cái lán, nãy giờ vẫn im ắng, bỗng nổi lên tiếng kêu cô gái:

- Ê, đồ thộn! Muốn người ta chết ngạt hả. Đốt cái quỷ gì mà khói um thế, chẳng còn thở nổi nữa.

Gã ngồi canh cũng cảm thấy cau mũi. Hắn vội nhìn vào trong lò, thấy khói tuôn ra mù mịt nên hiểu ngay cơ sự.

- Quỷ thật - hắn vừa đứng dậy vừa ngoạc mồm kêu lên - Cứ như là trong buồng xông thịt. Khéo bồ hóng đã bít cha nó ống khói rồi.

- Mở hết cửa sổ ra đi, kẻo chết ngạt bây giờ.

Gã ngồi canh ho sù sụ một tràng dài và vội vàng mở cửa sổ, rồi chạy nhanh lại chỗ cửa ra vào. Mình cũng lập tức chạy vội tới đó khi nghe tiếng khóa lách cách trong ổ.

Hắn vừa xô cửa lao ra thì mình cũng vung xẻng lên, giáng một cú thật mạnh lên đầu hắn. Hắn rên lên một tiếng nặng nề rồi ngã vật xuống ngay dưới chân mình. Mình biết chắc là đã xơi một cán xẻng như thế thì còn lâu mới tỉnh nên mở hẳng cửa ra và để khỏi mất thì giờ, mình mang phang luôn cả kính vào kính cửa. Rồi nhanh chóng lôi bừa tên canh tù kia vào trong, mặc cho khói tuôn ra bên ngoài, mình lao ngay lại chỗ cô gái.

Tội nghiệp, cô nàng vẫn ngồi đấy, trân người như một sợi dây đàn, nhìn chằm chằm vào bóng tối vì vẫn chưa thấy rõ mình. Đến khi mình từ trong bóng tối bước ram vừa đi nhanh, vừa rút vội con dao găm dắt ở thắt lưng, định cắt dây trói cho cô ả thì cô ả thét lên, lạc cả giọng, vì nhìn thấy ánh thép lóe sáng:

- Đừng! Đừng làm thế! Tôi đã khai cả rồi.

- Im đi! - Mình xấc dược ra lệnh - Tôi không hề mảy may có ý định thủ tiêu cô. Cô đừng gào lên thế mà hãy đưa tay ra đây.

Con dao sắc thật. Mình nhanh chóng cắt hết mớ dây trói trên tay chân cô ả. Cô ta toan đứng dậy nhưng ngã khuỵu ngay xuống, rên lên một tiếng, nghe nẫu cả ruột gan.

- Tự dang lấy hai tay ra và đưa chân đây cho tôi. Đau đấy, nhưng cố chịu nhé. Nhanh lên nào. Tôi không thể bế được cô trên tay để chạy thoát đâu.

Trong lúc làm những động tác co duỗi chân tay cho cô gái, cả cô ta lẫn mình không ai nói với ai một lời nào. Hai ba phút sau, mình đã kết thúc việc xoa bóp chân tay. Và cô ta đã có thể tự đứng lên được.

- Anh ở đâu đến vậy? Anh là ai ạ?

- Lát nữa, tôi sẽ tự giới thiuệ - mình đáp khẽ bằng một giọng có pha đôi chút mỉa mai vì nỗi bực dọc đối với cô ả dẫu sao vẫn chưa nguôi bớt được - Tôi thành thật khuyên cô là hãy chuồn khỏi đây ngay, càng nhanh càng tốt. Đi lại được ít nhiều rồi chứ?

Cô gái bước thử vài bước:

- Hình như, tạm được đấy ạ... Nào, ta đi thôi, nhanh lên. Phải ra ngoài kia, may ra em mới hoàn hồn.

- Chờ tí - mình dặn cô ta thế trong khi tay vẫn nối mấy đoạn dây trói lại. Tôi phải làm cái này tí đã.

Rồi mình trói gô tên lưu manh đang nằm bất tỉnh ở cạnh cửa lại và dắt tay cô gài, dìu cô ta ra khỏi lán. Ra đến bên ngoài, mình dừng lại nghe ngóng. Trong bầu không khí tĩnh mịch chỉ khẽ vọng lại tiếng động của thành phố lúc đêm khuya.

Chúng mình chạy tiếp và thoáng cái đã ra đến đường. Mình vẫn dỏng tai lên nghe xem có tiếng động cơ xe ô tô nào phóng đến đây không. Sự căng thẳng đầu óc khiến mình chẳng nói năng gì được với cô gái cả. Còn cô ta thì lặng lẽ đi bên cạnh, không dám phá vỡ bầu không khí yên tĩnh. Cuối cùng, khi đã qua được mấy căn nhà đầu tiên, cô gái mới thì thào rất khẽ bên tai mình:

- Cảm ơn anh... Không có anh chắc em đến nguy với chúng nó mất... Anh là ai thế ạ?

- Cái đấy chẳng quan trọng gì đâu... - mình lầu bầu vì vẫn không định nói cho cô ta biết mình là ai vội.

Cô ả tuồng như không nhận thấy ý định đó trong giọng nói của mình nên lại hỏi tiếp:

- Ta đi đâu đây anh?

- Ra chỗ xe đỗ. Cách đây chừng một trăm thước.

- À, ra thế. Nhưng rồi đi đâu nữa? Em cảm thấy anh là... Anh cho em về nhà tý nhé, được chứ anh?

- Được thôi, nhưng với một điều kiện: phải hoàn lại ngay cho tôi những thứ cô đã đánh cắp! - mình giận dữ rít lên như thế.

- Em ấy ư? Em lấy cắp ư! Anh nói gì lạ thế? - Qua giọng nói, mình cảm thấy cô ta đang nổi giận và hơi ngờ vực mình.

- Chiếc măng-tô và cái xắc đỏ. Cô phải trả ngay lại cho tôi.

Mình bỗng cảm thấy cô ta đứng sững như bị chôn chân xuống đất.

- Ôi! - cô ta kêu khẽ lên một tiếng - Hóa ra là anh đấy ư?

Đó là những lời cuối cùng mình nghe được từ miệng cô gái. Trong chớp mắt, cô ta đã chạy dấn lên trước và bấy giờ mình chỉ còn nghe tiếng chân vội vã lóc cóc trên con đường rải sỏi. Cô gái phản ứng đường đột đến mức khiến mình ngẩn cả người. Không chần chừ nữa, mình vội vàng đuổi theo. Tất cả tùy thuộc vào chuyện mình có đuổi kịp hay không. Tiếng chân của chính mình lại át tiếng chân cô gái. Đến khi mình dừng lại để thở thì bốn bề đã lặng ngắt.

Trong cảnh vắng lặng đó mình chỉ còn nghe vẳng lại tiếng khởi động xe. Rồi một thoáng sau, khi mình đã ra đến đầu cái phố lẻ thì trước mặt chỉ còn thấp thoáng hai ngọn đèn hậu đỏ lòm đang lùi xa dần. Mình hiểu ngay cơ sự, đó là chiếc ô tô của chính mình. Thì ra mình đã không rút khóa xe, đề phòng nhỡ có bất trắc thì tháo chạy cho nhanh. Hơn nữa, mình nghĩ bụng, ở chỗ vắng vẻ thế này, chẳng ai lấy mất xe đâu mà sợ. Rốt cuộc, mình đành cuốc bộ mất một thôi đường mới ra đến một bến taxi gần nhất.

Đến nhà, mình lại thấy chiếc xe của chính mình đã đổ ngay trước cổng. Chắc An-ca moi được mớ giấy tờ mà mình vẫn quen để trong cái bóp nhỏ, cạnh bảng điều khiển.

Chỉ còn ba hôm nữa là Tê-rê-da đã về rồi PHẦN 24

Từ lúc trốn thoát đến giờ, cảm giác mình đang bị ai đó săn đuổi, lùng bắt, không một phút nào rời khỏi tâm trí An-ca. Cô vội vã ngoặc ngay xe lại, phóng thật nhanh để rời khỏi cái lán ấy, càng nhanh và càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Hai hãy đèn đường cách quãng nhau đều tăm tắp, chạy dọc hai bên đại lộ và những ô cửa sổ đen thẫm như thể những cặp mắt không tròng vẫn dõi theo cô suốt dọc con đường mà cô đang đi, mà lúc này không còn mấy ai qua lại nữa.

Sau tất cả những gì mà cô đã trải qua, sau những giờ phút khủng khiếp ấy, cảnh đường phố vắng lặng vẫn lấp lánh ánh điện đó, lại lảm cho An-ca sợ hãi và đầu óc cô cứ mụ đi vì kinh hoàng. Cô cho xe rẽ vào một phố vắng, đỗ xịch bên vỉa hè để có đủ thì giờ bình tâm lại và ngẫm nghĩ xem sẽ làm gì bây giờ.

Không thể trở về nhà người bạn gái mà cô đã nương thân mấy ngày vừa qua được nữa rồi. Đi đâu cũng được miễn là đừng bén mảng tới đó. Địa chỉ ấy, bọn lưu manh kia đã biết. Mà dù cô không vế đó, bọn chúng cũng vẫn cứ đến đó tìm cô. An-ca thu người lại, ngồi nép trong xe và cô điểm lại trong óc những gì đã xảy ra mấy hôm nay. Cô bất giác nhớ lại gương mặt hiền từ của chàng trai đã ở bên cô trong cái đêm cuối cùng trước ngày xảy ra tai họa - một gương mặt can đảm, xinh đẹp với nụ cười đến là ngỗ nghịch trên môi - và tự dưng, cô bỗng ao ước muốn được gặp lại người đó, ngã vào hai vòng tay âu yếm của anh ta để được anh che chở.

Nhưng rồi cô lại cảm thấy ngay rằng đó chẳng qua chỉ là những ước võng hão huyền, viển vông. Cô cũng đủ tỉnh táo để hiểu tình cảnh của mình đang lâm vào.

Cô điểm lại trong óc những người bạn. Nhưng ngoài Dô-xka ra, mà lúc này không thể nghĩ đến được nữa rồi, cô cảm thấy không còn một ai đáng tin cậy nữa cả. Nương thân ở nhà họ thật mà khó an toàn. Trở về chỗ bà dì ở Ô-khô-ta ư? Không đời nào! Vì địa chỉ đó, cô đã từng ghi cho không biết bao nhiêu là bạn bè, là người quen. Đã thế thì chắc chắn bọn khốn nạn kia cũng biết. Tính sao đây nhỉ?

Hay là rời khỏi Vác-xa-va? Cô nhớ ngay đến ông chú ruột Y-u-ze-phơ. Đã lâu cô chưa về thăm nên chắc ông cụ sẽ mừng lắm đấy nếu thấy cô xuất hiện. Thôi, cứ hẵng ở tạm đó vài hôm rồi sẽ liệu sau. Cả đối với chỗ tiền mình đang giữ đây lẫn tính mạng của chính mình. Món tiền ấy, cô báo với công an là tốt nhất. Nhưng bằng cách nào? Phải trù tính ra sao để khỏi bị nghi là mình đã giết Vich-to và cùng gã nhúng tay vào vụ trộm.

Nhớ đến khỏan tiền, cô lập tức nhớ ngay đến chuyện tờ biên lai dắt trong khe cửa nhà bếp. Phải nhanh chóng lấy lại tờ biên lai vì bọn lưu manh đã buộc cô phải khai là đã giấu nó ở đâu. Vả lại, chẵng lẽ cứ đầu bù tóc rối, ăn mặc bẩn thỉu, nhếch nhác, chân đi đôi bít tất rách bươm thế này mà đến Da0lê-xy-e gặp ông chú? Như vậy, đằng nào cũng phải ghé về Gi-ma-lư... Ít ra cũng là để ăn mặc cho tử tế, lấy theo ít đồ đạc gì đó, và dĩ nhiên cả tờ biên lai nữa. Ngoài ra, còn hai nghìn lô-ti tiền riêng mình nhét trong cái hòm dưới bếp, cũng phải cầm theo để chi dùng. Với lại cả cái ví đựng giấy tờ mà suýt nữa thì quên mất. Thôi, đằng nào cũng phải đến Gi-ma-lư. Nhưng bằng cách nào? Chỉ có cách phải nhanh chân lên. Nếu cô bị đuổi theo, ít ra cũng phải đến đó trước lúc bọn chúng bổ tới tìm.

Bây giờ mọi cái chỉ còn tùy thuộc vào chỗ: bao giờ thì bọn chúng hay được tin mình bỏ trốn. nếu chúng không phát hiện được sớm thì ít ra mình cũng còn được vài phút để tạt đến nhà Do-xka rồi chuồn đi trước khi bọn chúng vác mặt tới.

Cô rất vội và cũng đang rất cần đến chiếc xe này. Cô không tài nào hiểu được kẻ đã cứu mình là ai. Ai mà lại xuất hiện đường đột đến thế và đúng lúc đến thế không biết? Cô vội vã nhìn ra xung quanh. Phố này vắng thật. Vì thế, cô đánh bạo, bật đèn trong xe lên, lục lọi mấy cái túi vải trên cửa xe, hy vọng sẽ biết được đôi điều về chủ nhân chiếc ô tô này. Mãi sau, cô mới tìm thấy trong chiếc hộp con, bên cạnh tấm bảng điều khiển, chiếc ví đựng giấy tờ. Cô đọc thấy họ tên và địa chỉ nhưng cô cảm thấy hoàn toàn xa lạ.

An-ca lại mở máy, phóng xe đi. Đến gần phố Gi-ma-lư, cô hãm lại, cho xe quay đầu, để đến lúc ra khỏi mất thì giờ. Cô nhìn trước nhìn sau rồi xuống xe. Quãng này đường cũng vắng. Khi chuyến tàu điện đàm chạy vụt qua, rọi sáng xung quanh, An-ca nhìn thấy một người cảnh sát đang đứng gần đó. Chẳng hiểu sao An-ca thấy yên tâm ngay. Cô rảo bước về phía đường Gi-ma-lư, nhưng trước lúc rẽ vào, lại ngoái nhìn trước sau lần nữa. Ánh sáng hai ngọn đèn đường hắt xuống vỉa hè hai quầng sáng vàng ệch. Tiếp đó, con đường mỗi lúc một tối hơn. Cô lách vội qua cánh cổng tối om, rón rén lần theo các bậc thang gá, trèo lên căn phòng định ghé vào.

Nghe tiếng gõ cửa, bạn cô kinh hãi hỏi vọng ra chứ chưa dám mở.

- Dô-xka, mở cửa ra nào, em đây, An-ca đây... - cô thì thào bằng một giọng hối hả.

- Cậu đấy ư? - giọng người bạn gái đầy kinh ngạc hỏi vọng ra

Rồi mở cửa.

Phải mất đến vài phút, cô mới nhặt nhạnh hết được những thứ cần mang theo rồi nhét bừa vào cái túi du lịch nhỏ. Xong, cô xuống ngay nhà bếp, lấy tờ biên lai trong khe cửa ra. Trong lúc sửa soạn hành trang, cô đã kịp trả lời một lô câu hỏi của người bạn gái đang sửng sốt. Rồi ho chia tay nhau và An-ca vội xuống đường. Chỉ một thoáng sau, cô đã đến bên xe. Trong lúc xe chuyển bánh, cô chợt nhận thấy một chiếc Warszawa cảnh sát chạy vút qua với tốc độ choáng người, theo hướng ngược lại.

Bây giờ thì chẳng việc gì phải vội nữa... Hai giờ nữa tàu đi Da-lê-xy-a mới khởi hành. Vì cô đã khai với bọn lưu manh kia nơi cô giấu chỗ tiền đó nên rất có thể bọn chúng hiện đang ngồi sẵn ngoài ga canh chừng. Bởi thế, cô quyết định thuê taxi.

Cứ tạm để cái xắc đựng tiền ở phòng giữ hành lý đã, sau hẵng hay. Chỉ cầm theo tờ biên lai cho gọn. Hơn nữa, nhỡ có chuyện gì thì giấu nó đi cũng dễ.

Ngày đăng: 22/04/2013
Người đăng: Beoni
Đăng bài
Bạn thích truyện này?