Gửi bài:

Làm sao để bớt nhạt nhẽo?

Không có ai thực sự nhạt, chỉ có người chưa thêm gia vị cho chính câu chuyện của mình.

***

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất luôn ám ảnh ta khi bước chân vào thế giới này và giao tiếp với mọi người, đó là chúng ta có thể bị chê là nhạt nhẽo.

Nhưng tin vui, và cũng là sự thật cơ bản là, chẳng có ai sinh ra đã nhạt cả. Chúng ta chỉ có nguy cơ chạm đến ranh giới của sự nhạt khi không hiểu rõ bản chất của mình hoặc không dám (hay không biết làm thế nào) để giới thiệu con người mình với người khác.

lam-sao-de-bot-nhat-nheo

Điều đơn giản là, chẳng có một ai hay điều gì vốn thú vị hay hoàn toàn nhạt từ bản chất, và đó là cả một nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ nổi tiếng không hề mang những yếu tố cao quý hay hiếm có; chúng diễn tả những điều tầm thường nhất theo cách đặc biệt, với sự chân thành kỳ lạ và cởi mở với những trải nghiệm tiêu cực.

Lấy ví dụ, một bài bức tranh vẽ cỏ ở bởi họa sĩ người Đan Mạch Christen Købke ở một vùng ngoại ô của Copenhagen năm 1833. Thoạt nhìn vào, bức tranh phong cảnh hoàn toàn không có gì đáng chú ý và khó có thể nhìn ra bất kì chất liệu mới mẻ nào trong đó, nhưng - như mọi nghệ sĩ tuyệt vời khác - Købke biết làm thế nào để làm tươi mới nhận thức của chính mình và dệt nên một kiệt tác nhỏ bé bằng những chất liệu của đời sống bình thường.

Và cũng như không có gì tẻ nhạt, giống như dòng sông, cây cối hay thậm chí một bông hoa bồ công anh, không có con người nào tự nhiên sinh ra đã nhạt. Những người có khả năng thể hiện bản chất thực sự của chính mình, cùng với sự chân thực ra không hề giả tạo, luôn là người thú vị nhất. Khi gọi một người là nhạt nhẽo, thì ta chỉ đang nói rằng một ai đó đang không đủ dũng cảm hoặc tập trung để nói cho ta biết họ là người như thế nào. Trái lại, ta luôn thu hút khi tự tin thể hiện bản thân là người như thế nào chúng ta thực sự mong muốn, ghen tị, tiếcn nuối, và mơ mộng những gì. Bất cứ ai trung thành với việc "khôi phục" lại những "dữ liệu" về cảm giác tồn tại là như thế nào, chắc chắn sẽ có muôn vàn các cách để làm xiêu lòng người khác.

Những người thú vị không phải là người đã trải qua những chuyện thú vị, đã đi khắp thế giới, hay gặp gỡ các vị quan chức quan trọng hoặc có mặt tại các sự kiện chính trị lớn. Cũng không phải là người nói chuyện bằng ngôn ngữ học thuật nặng về văn hóa, lịch sử hay khoa học.

Họ là những người đã phát triển khả năng lắng nghe và hiểu bản thân, như một phóng viên trung thực và đáng tin cậy về các rung động của tâm trí và trái tim mình, người có thể kể lại cho chúng ta các câu chuyện cảm động, kịch tính và kì diệu của kiếp nhân sinh.

Vậy thì những yếu tố nào khiến con người thật của chúng ta trở nên thú vị?

Đầu tiên, và quan trọng nhất, chúng ta chán nản khi không còn niềm tin rằng chính cảm xúc của mình thực sự có thể làm người khác thích thú. Bên cạnh sự khiêm tốn và thói quen , chúng ta đẩy những góc nhìn thú vị nhất của mình sang một bên để làm theo những thỏa thuận tuy đáng tôn trọng nhưng khô khan của những thứ mà ta nghĩ rằng mình có thể gây ấn tượng.

Khi chúng ta kể về những giai thoại, ta nhấn mạnh vào các chi tiết bên ngoài - về những người có mặt ở đó, ta tới đó khi nào, thời tiết ra làm sao - thay vì dám liều mình thuật lại từng lớp cảm xúc nằm dưới những thông tin; khoảnh khắc cảm thấy tội lỗi, ham muốn thể xác khi thấy một cơ thể nóng bỏng, sự hờn dỗi đáng xấu hổ, khủng hoảng trong công việc, hay sự khoan khoái lạ kì vào lúc 3 giờ sáng.

Việc bỏ bê những cảm xúc bản nguyên nhất không chỉ là một thiếu sót; nó có thể là một chiếc lược để ngăn cách tâm trí chúng ta khỏi việc nhận thức rằng phẩm hạnh và đức độ đang bị đe dọa. Chúng ta lảm nhảm những thứ chán ngấy một cách rời rạc với thế giới bởi vì chúng ta không đủ can đảm để quan sát kỹ hơn và đứng thẳng vươn vai bất chấp thế giới.

Có một cảm giác rất rõ ràng rằng hầu hết những đứa trẻ 5 tuổi đều hay ho hơn những người ở tuổi 30 một cách đáng kể. Điều khiến cho các em bé thú vị không phải là vì các em có nhiều trải nghiệm thú vị hơn bất kì ai, nhưng mà bởi vì các em đặc biệt có thể kể lại những trải nghiệm này một cách thoải mái mà không hề có bất kì sự kiểm duyệt nào. Sự ngây thơ với thế giới này có nghĩa là các em vẫn còn trung thành một cách bản năng với chính mình, và chúng có thể vô tư kể cho chúng ta kể chuyện bà nội và em trai, kế hoạch cải tạo hành tinh và những gì chúng ta nên làm khi gặp ông ba bị. Chúng ta trở nên nhạt không phải vì bản chất mà là do giáo dục - khởi đầu bằng sự áp đặt độc tài lên bản thân trong thời niên thiếu - để có thể trở thành người bình thường.

Tuy nhiên, ngay cả khi thành thực với cảm xúc của chính mình, chúng ta vẫn có thể cảm thấy nhàm chán, bởi vì không biết rõ về bản thân như ta tưởng, và do đó bị mắc kẹt ở mức nhấn mạnh cảm xúc thay vì lí giải nó. Chúng ta sẽ thêm vào những từ ngữ mang tính nhấn mạnh, rằng một cái gì đó "hay vãi", "cool ngầu", "đẹp điên đảo", nhưng không thể mang tới cho những người xung quanh chúng ta bất cứ chi tiết nào để họ có thể hiểu lý do ta cảm thấy như vậy. Chúng ta nhạt một phần vì không muốn chia sẻ cuộc sống của mình, và cũng bởi vẫn chưa hiểu rõ nhân sinh đến mức có thể làm như vậy.

May mắn thay, sự thú vị bẩm sinh không phải tài năng gì đặc biệt; chỉ cần bạn biết mình sẽ nói gì, chân thành và nói có trọng tâm không lan man. Con người mà vẫn hay được ta ngợi ca là thú vị về bản chất là những người sống và cảm thức được những mong ước của ta khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội: được nhìn đời qua con mắt không tô vẽ của họ và được cảm thấy an ủi khi mình không phải là người duy nhất trong vũ trụ này có những cảm xúc hoang mang, kì lạ và mãnh liệt trong lòng.

Quinn

Ngày đăng: 27/09/2018
Người đăng: Pipi Tất Màu
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Mật ong rừng chuẩn thơm ngon sạch của Điện Biên
Joseph Chilton Pearce - creative quote
 

Muốn sáng tạo, chúng ta không đươc sợ mắc sai lầm

By Joseph Chilton Pearce

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage