Gửi bài:

Chúng ta đã từng trách cha mẹ mình

Cha mẹ là người cho chúng ta cuộc sống này, nuôi dưỡng, dạy bảo và luôn dõi theo những bước chân những đứa con. Đó là thứ tình cảm lớn lao, thiêng liêng nhất. Nhưng là con cái, tôi và bạn chắc chắn đã từng có những lúc trách móc, giận dỗi với những bậc sinh thành của mình.

--------

                                      

Khi còn nhỏ, mấy đứa trẻ có cái kiểu đầu cắt cua, thằng cạo trọc lốc, mặt bướng, lêu lổng đi khắp xóm làng, đi đá bóng trầy da, máu ứa ra rồi lại ngồi xuýt xoa. Đánh nhau chạy giông ngoài đường cầm gạch, cầm đá, doạ nhau. Rồi mỗi đứa cùng bà, cùng mẹ đi tát nước, nhổ mạ, đi chợ, dỡ khoai, nghịch nước,.. Hình ảnh bọn trẻ con là thế, một thời nghịch ngợm "vỡ xóm", "vỡ nhà"....

Rồi khi về nhà đứa nào, đứa ấy lại ngoan ngoãn nghe lời người lớn. Chúng sống trong sự yêu thương, trở che, bao bọc của mẹ cha.

                                    

 

Bọn trẻ muốn mẹ cho đi mua kẹo mút, mua quần áo  mới, cặp mới,... muốn bố mua thật nhiều thứ cho mình chơi, giải trí hay chí ít là phục vụ sở thích cá nhân của chúng. Muốn nhận được nhiều hơn yêu thương từ phía mẹ, và cũng không muốn bản thân mình kém bọn bạn. Nhưng đôi khi đòi hỏi đó không được đáp ứng, sẽ xuất hiện trong suy nghĩ non nớt đó những tiêu cực, xáo động trong tư tưởng còn lắm những ngây thơ; ghen tị với bạn bè, tại sao mình phải làm nhiều việc nhà hơn lũ bạn, không được cha mẹ dành thời gian đưa đi chơi công viên, vườn bách thú hay đơn giản chỉ là ở nhà để bầu bạn, trò chuyện với mình nhiều hơn,...

                                                                           ***

Chúng không muốn mình làm tất cả các công việc nhà, cũng không muốn là những người anh, người chị phải gánh vác công việc cơm nước, bếp núc, rau cỏ, chăm lo đồng ruộng. Bởi cái suy nghĩ vị kỉ, luôn sợ khó, luôn cho rằng mình làm nhiều nhưng người khác không làm. Chúng cau có, biểu hiện ra mặt bằng  những việc làm nhỏ nhặt, nó cho thấy sự không bằng lòng với cha mẹ. Trong chúng luôn là những suy nghĩ quẩn quanh không có lời đáp: "Tại sao luôn là con?, "Tại sao luôn là con làm việc nhà?", "Nhà mình có em, anh có chị, có cha mẹ đấy thôi!"

 

                                       

 

Việc con cái không được cãi cha mẹ, nó như là một điều luật quái dị những bậc cha mẹ đặt ra mà chúng không thể hiểu nổi. Và cũng không có cách nào khác chúng phải tuân theo trong sự ấm ức, luôn không bằng lòng vì tranh luận vấn đề, con luôn là người nhận phần thua: "Tại sao con không có quyền được làm những điều mình thích?"

                                                                         ***

Họ muốn lắm chứ những khoảnh khắc cùng con cái của họ cùngd vui đùa, cùng đắm say trong niềm hạnh phúc "nhỏ bé", nhưng không phải lúc nào mong muốn đó cũng được thực hiện. Không phải là điều gì đó quá cao siêu, nhưng đặt vào hoàn cảnh nhà nông, quần quật làm ăn, chăm lo cho con cái là trách nhiệm của mẹ cha, nhưng đằng sau đó là cả muôn vàn nỗi lo toan, suy nghĩ cho những ngày sống tiếp theo. Đằng sau ấy là những nỗi vất vả, gặm nhấm bệnh tật để nai lưng ra kiếm từng hạt cơm, mảnh vải cho con mình được no bụng ấm cật.

Trẻ thơ vẫn mãi là trẻ thơ, những suy nghĩ chưa biết lo toan, chưa thấu hiểu hết những khổ cực của cha mẹ, những nỗi niềm mà từ con mắt con nít, điều đó trở nên quá đỗi mơ hồ và trong sáng. Tất nhiên, không thể trách móc, đòi hỏi ở những đứa trẻ một trách nhiệm với người lớn, khi chúng vẫn đang ở tuổi ăn tuổi lớn. Và tất nhiên là chúng có quyền được thắc mắc, được nói lên những suy nghĩ của mình. Mỗi tuổi thơ đi qua những đoạn đường đê lầy lội, những cánh đồng nắng gắt cháy đỏ những vựa lúa quê hương. Nơi ấy có bóng mẹ gầy sương gió với ruộng đồng bờ bãi, nơi có dáng cha kiếm cho con cái những miếng cơm manh áo, là bờ vai cho mẹ con dựa vào mỗi khi mỏi mệt. Đó là hình ảnh của những phụ mẫu hết lòng vì con cái của họ, sống vì con, lao động vì sự lớn khôn của con, yêu thương và sẽ làm mọi thứ để con mình có một cuộc sống như bao bè bạn cùng trang lứa.

                                                                       ***

Đã thôi rồi cái thời con nít còn bập bẹ những câu nói không sõi tiếng, những ngày mưa đùa nghịch ướt sũng vơí lũ bạn, cũng thôi những suy nghĩ còn non nớt vụng dại đến vô tâm. Cha mẹ là tất cả! Không hoa mĩ như những bông hoa đầy mầu sắc, cũng không giàu có như bao người khác, nhưng ở họ có tình yêu thương vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh tất cả vì những đứa con của mình.

 

                                       

Không còn là những đứa trẻ của năm tháng "tuổi thơ dữ dội", cũng đã qua rồi cái thời bạt mạng đi chơi trưa rồi lang thang khắp làng trên xóm dưới, để mẹ cha phải lo lắng cho mình. Đôi khi chỉ là nghe lại những ca từ trong bài "Ba ngọn nến lung linh", để lại được sống lại những phút giây của tuổi ấu thơ, của tình thân. Trở về là mình của ngày xưa ấy, của những ngày tháng "giận hờn" trẻ con, "trách móc" cha mẹ với những vòng ôm nồng ấm, ánh mắt yêu thương trìu mến. Để mỗi đứa trẻ của ngày nào lại có thể lại được sà vào lòng mẹ, nũng nịu đòi mẹ  mua cho những que kem còn thơm mùi đá lạnh, để lại được bố đưa đi mua bóng đá, mua những chiếc diều để con lại được thả những giấc mơ "con" bay cùng tình yêu con vẫn riêng dành.

                                                                                                                             Công Thuy Vũ

Ngày đăng: 10/05/2013
Người đăng: Công Thuy Vũ
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

  • Tình cha Tình cha Tránh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng. *** Giờ trả...
Gia vị người Thái Tây Bắc
Thứ ta kiếm tìm
 

Những thứ ta vốn khổ sở kiếm tìm, khi không nhìn thấy cũng đành chịu nhưng nhiều lúc vô tình phát hiện ra mà lại phải bất lực nhìn nó rơi tuột qua kẽ tay

Ánh trăng không hiểu lòng tôi - Tân Di Ổ

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage