Gửi bài:

Mẹ tôi

Sài Gòn những mùa cô đơn...

Cuộc sống vội vã hối hả cùng dòng người tấp nập phía dưới kia, thời gian trôi đi chẳng giữ lại điều gì, chính vì như thế sự hối hả vô tình của thời gian mới làm ta nhận ra giá trị của những thứ hiện tại biết trân trọng, biết nắm giữ thì đã chẳng thể tụt mất, yêu thương nhiều hơn thì đã chẳng thể hối tiếc.

Giữa những ngày Sài Gòn trở gió, người ta thì cần một vòng tay ấm áp, còn con chỉ cần mẹ, muốn sà vào lòng mẹ một lần nữa như buổi chiều hôm ấy, con nhớ Mẹ.....

***

me-toi-2

Con nhớ gương mặt khắc khổ của mẹ, nhớ những nếp nhăn, nhớ làn da sạm đi vì cháy nắng, con nhớ đôi mắt ấy dôi mắt đã dõi theo con cả cuộc đời con, đôi mắt ánh lên sự khắc khổ từng ngày, cái áo bạc màu mà bao năm mẹ vẫn khoác trên người chắp vá từng lỗ chằn chịt

Nhưng điều con nhớ nhất là chiếc xe đạp cùng mẹ ngang dọc trên những con đường làng, chiếc xe mưu sinh của mẹ chiếc xe đầy ấp những chiếc bánh ú, chiếc xe gánh cả cuộc đời con, gánh cả mưa gió hay những trưa hè nắng gắt, mẹ vẫn nhẹ nhàng đạp từng bước thật chậm " bánh ú đây.......ai bánh ú không"

Con sinh ra trong một gia đình nghèo khó và khổ, cha và mẹ đến với nhau, gia đình bên nội không chấp nhận mẹ, nhưng cha vẫn đến bên mẹ, tưởng chừng hạnh phúc cho cuộc đời của mẹ, nhưng cái nghèo cái khó và áp lực gia đình của cha không chấp nhận xem mẹ như con dâu trong gia đình, cha chẳng thể gánh nổi cha lao vào rượu chè và một ngày cha ra đi tìm một người đàn bà khác khi con vừa chào đời.

Cha đi mất, con chỉ còn mẹ, chỉ mỗi mẹ, cô chú bên ngoại cũng chẳng quan tâm đến mẹ, hầu như suốt cả quãng thời thơ ấu con lớn lên trong vòng tay của mẹ, chẳng bao giờ mẹ than cho số phận của mình mẹ thường hay bảo con là báu vật của mẹ, mẹ mất tất cả cũng chẳng sao, mất con mới là mất tất cảCứ như thế mỗi năm, mỗi mùa trôi qua con dần lớn lên nhờ chiếc xe đạp chất đầy bánh ú của mẹ, nuôi con ăn học từng ngày

Mẹ nhớ không mỗi mùa tết đến, nhà ta quá nghèo chẳng trang hoàng như những nhà khác trong làng nào là hoa mai, nào là mức tết, nào là nước ngọt, nhà ta chẳng có gì cả mẹ nhỉ, nền nhà đất, căn nhà chỉ có mỗi gian bếp là nơi ăn, nơi ngủ là nơi sinh hoạt duy nhất chỉ con và mẹ trong căn nhà ấy, nhưng chẳng bao giờ con thấy buồn, có một lần cuối năm con ngồi trước hiên nhà nhìn lũ trẻ chơi đùa con thấy một chiếc giày mới tinh, con chạy lại và suýt xoa lấy đôi giầy, con chẳng giám chạm vào bỗng chốc có một bàn tay hất văng con ra, "về nhà đi đồ bẩn thỉu, về với mẹ nhà mày chạm vào bẩn cả đôi giày của con tao, nhà nghèo thì làm gì mua được đôi giày như thế này" tiếng nói chua chát của cô Hương hàng xóm, con vội chạy một mạch về nhà bưng mặt khóc, tự hỏi bản thân con có làm gì sai chẳng ai chịu chơi hay làm bạn với mình.....

Tiếng mẹ ngoài đầu ngõ vọng vào hiên nhà nơi con ngồi khóc, vẫn tiếng rao ấy " bánh ú đây, ai bánh ú không" tiếng cô Hương cất lên " ôi dào ba cái thứ bánh bẩn ấy, mốc meo cả lên ai mà mua " con còn nhỏ tuổi chưa đủ để hểu hết những câu từ ấy nhưng sau này khi nhớ lại nó nghe sao mà chua chát đắng cay quá mẹ ơi !!! nghèo không phải cái tội.

Hôm nay mẹ chẳng bán được cái nào, nhìn vào chiếc rổ còn chất đầy bánh ú mà sáng nay mẹ đạp đi và xế chiều mẹ đạp về vẫn còn như ban sáng, nhìn thấy mắt con đỏ hoe mẹ hỏi con có chuyện gì lại khóc đỏ cả mắt con bảo Cô Hương đẩy con té ý, dường như mẹ cũng đã hiểu ra, mẹ ôm con vào lòng và cất tiếng hát lên, mẹ bảo con nín khóc và lấy bánh ú mà ăn hôm nay mẹ chẳng bán được nên không có tiền để mà mua gạo, " nín nào mẹ thương " mẹ nở một nụ cười thật tươi " cười giống mẹ này " con dạ vâng một tiếng thật to và cầm lấy chiếc bánh ú mà mẹ đưa, bánh ú nó dường như là bữa ăn chính mỗi ngày của con, còn cơm như một thứ xa sỉ lắm, nhưng chẳng bao giờ con chê cái mùi vị bánh ú chiếc bánh mà sao này con muốn được ăn từ chính đôi bàn tay mẹ làm mà chẳng được.

Những ngày cuối năm dường như mẹ làm việc cật lực hơn nữa, và điều vui là mẹ bán được sau những ngày ế ẩm, hôm ấy cũng như mọi ngày, các nhà trong làng đã trang trí sáng rực rỡ cả con đường làng nhà ta vẫn trống trãi chẳn có gì mẹ bảo con lấy bánh ú mà ăn hôm nay mẹ bận quá chả mua gạo được, con chạy sà vào chiếc xe đạp dựng bên hiên nhà, lúi húi hì hục lựa chiếc bự nhất to nhất, bỗng dưng có một chiếc túi đen nằm xen lẫn mớ bánh ú ấy con mở ra xem và tròn mắt ngạc nhiên, một chiếc giày trắng tinh tươm còn nguyên cả tem 200 nghìn, con mừng như vỡ òa lên, từ nay con đã có một chiếc giày mới thay cho đôi dép lào đã đứt tung cả quay dép được nối lại bằng những cọng dây thun cũ mèm, đôi giày ấy tận 200 nghìn số tiền ấy quá lớn, mỗi chiếc bánh ú mẹ bán chỉ 5 nghìn mẹ bán tận 40 chiếc mới đủ mua cho con, điều đó càng làm con trân trọng hơn nâng niu hơn, con chạy lại sa vào lòng mẹ và khóc òa lên vì sung sướng, tay con ôm chặt lấy đôi giầy

Thơi gian cứ thấm thoát trôi qua giờ đây con đã là cậu học sinh cấp 3, tiếng rao mời của mẹ, chiếc xe đạp cũ kĩ hằng ngày vẫn đọng lại trong tâm trí con, đây là khoảng thơi gian con nhận ra sự khc biệt trong bản thân của mình, con là người đồng tính, con thích cậu con trai cùng lớp, con chẳng dám nói với mẹ, con chỉ có mỗi mình mẹ con nói ra liệu mẹ có chấp nhận con không...cuộc đời đã mang lại cho mẹ nhiều đau đớn, con không thể làm mẹ buồn thêm tí nào nữa thế là con giấu nhẹm đi vào trong lãng quên cho đến một ngày.....

Ngày hôm ấy, cái ngày mà con là cậu sinh viên năm 2 của một trường đại học ở Sài Gòn, con bây giờ đã có thể phụ giúp mẹ, vừa đi học vừa đi làm đỡ đần cho mẹ được phần nào gánh nặng, nhưng nỗi day dứt trong con chưa lúc nào nguôi," con nợ mẹ một nàng dâu "

Những ngày con học ở phố thị, căn nhà vốn đã vắng vẻ nay lại còn lạnh lẽo thêm nữa, vắng con mẹ chỉ còn một mình trong căn nhà, bữa cơm nay chẳng còn con, chẳng còn ai xoa bóp cho mẹ sau một ngày mệt mỏi, đôi bàn chân rã rời vì đạp hàng cây số

Con bước xuống từ chuyến xe về quê, căn nhà vẫn như thế vẫn không đổi thay gì từ khi con lên Sài Gòn đã 2 năm không về, mẹ ngồi đấy nơi hiên nhà con vẫn hay ngồi ngắm nhìn lũ trẻ trong xóm lúc còn nhỏ, mẹ nhìn thấy con sau những ngày mòn mỏi trông đợi mẹ nghĩ rằng tết này con sẽ chẳng về nhà, mẹ nghĩ mình vẫn trơ trọi trong đêm giao thừa, năm nay con đã về với mẹ về với nơi con lớn lên, về với mẹ nay mái tóc đã dần bạc đi. Con nhớ mẹ từng ngày con điều nhớ mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng, cái cảm giác ấm áp từ trong lòng ngực mẹ lan ra vẫn như thế sưởi ấm con từ lúc còn bé thơ. " con có quà cho mẹ này " tôi rút ra từ trong chiếc balo bạc màu, một đôi dép, và một bộ quần áo, mẹ bảo tôi " này con mua làm gì cho mẹ thế, tốn tiền lắm con để dành tiền mà ăn uống cho no mẹ không cần gì cả ", con nở nụ cười và hỏi " mẹ tiếc tiền của con vậy mẹ có tiếc những cái bánh ú mẹ bán chỉ để nuôi con ăn học đến tận bây giờ không mẹ không tiếc thì sao con phải tiếc, huống hồ cái áo mẹ mặt đã bao nhiêu năm rồi, bạc cả màu, sờn chỉ ", mẹ cười một tiếng rõ to " thằng cu cậu này"

Tối hôm ấy mẹ con trò truyện rấy nhiều về việc học hành, cuộc sống, hầu như nó điều bình lặng và ổn định, bất chợt mẹ hỏi " khi nào thì dắt về ra mắt mẹ ? ", như có cái gì đó nghẹn bứ trong cổ không thể nói thành lời, đau đớn thay con chẳng biết trả lời mẹ như thế nào, vội vàng hấp tấp buông lời " con ở như vậy nuôi mẹ ", " tổ sư mày chỉ giỏi cái nói đùa " tiếng mẹ đáp lại

Cả đêm cứ chằn chọc chẳng ngủ được, nằm kế mẹ đầu tôi như muốn nổ tung lên, tôi là một người đồng tính làm sao mà tôi có thể thích một người con gái, tôi chạy ra hiên nhà ngồi suy nghĩ, nếu như mình không sinh ra thì hay biết mấy, đã chẳng làm mẹ khổ cực như thế này, dòng nước mắt lăn nhẹ xuống gò má, tôi quay sang thì đã thấy mẹ đã ngồi kề cạnh từ khi nào, mẹ dịu dàng ôm chầm lấy tôi như những ngày còn thơ bé, có chuyện gì nói cho mẹ biết, như muốn vỡ oà trực rào tôi ôm chầm lấy mẹ, nói ra nỗi niềm bấy lâu của tôi, tôi nói tất cả sự thật và tôi xin lỗi mẹ, mẹ cũng khóc sao khi nghe tôi nói tất cả, mẹ nhẹ nhàng bảo " con là con của mẹ, chỉ cần con hạnh phúc con là ai như thế nào chẳn quan trọng ", tôi khóc to hơn như thuở nhỏ tôi hay làm nũng mẹ vì bị tụi trẻ trong xóm ăn hiếp, tôi khóc vì hạnh phúc, vì mẹ chấp nhận con của mẹ

Sáng hôm sau mẹ bảo muốn làm một bữa cơm thật ngon, mẹ xách chiếc xe đạp từ từ chạy đi tôi nhìn theo cho đến khi bóng mẹ khuất dần phía xa xa con đường mòn trong làng.

đã gần trưa mẹ vẫn chưa về, tôi nôn nóng sốt ruột, bác Bảy hớt hả chạy sang la lên, Toàn ơi mẹ cháu.........mẹ cháu bị tai nạn giao thông qua đời rồi, tôi khụm người xuống, tôi không tin vào tai mình, tôi như người điên dại chạy theo bác Bảy đến nơi, xác mẹ nằm trơ trọi ở đó chiếc xe đạp gãy cả quay sườn trên tay mẹ vẫn nắm chặt túi nilong đầy những thớ thịt heo, mẹ nói mẹ sẽ làm cho con một bữa cơm ngon mà mẹ, mẹ ơi tỉnh lại đi, mẹ ơi..................mẹ tôi gào lên trong sự bất lực, ôm chặt lấy cái xác mẹ, giữa những con mắt nhìn ngó thương hại

như một người vô hồn, đôi mắt đờ đẫn đã mấy đêm rồi chẳng ngủ, mẹ mất rồi, con phải làm sao, chỉ còn mình con trơ trọi giữa đời, giá như con được chết thay cho mẹ thì hay biết mấy

chôn cất mẹ xong, tôi nghĩ chẳng còn thứ gì nếu giữ lại mình nữa, tôi bán mảnh đất và trở lại Sài Gòn dùng số tiền đó lo cho việc học, tự đi làm kiếm tiền nuôi sống bản thân, một mình con vẫn mạnh mẽ , vẫn sống được ở cái đất Sài thành này, và hơn hết con cảm ơn mẹ đã chấp nhận con, chấp nhận sự khác biệt của con, cả cuộc đời mẹ cơ cực nhiều rồi, chiếc xe đạp hằng ngày mẹ vẫn đạp, giờ đây nó là phương tiện cho con đến trường, ngồi trên yên xe con nhớ hình bóng của mẹ, nhớ dáng của mẹ chập chờn trong mỗi giấc mơ hằng đêm, giá như con nói yêu mẹ nhiều hơn, ôm lấy mẹ nhiều hơn,và giá như.........

Viết cho một quãng đời cơ cực, Sài Gòn những mùa cô đơn !!!

Người nắm giữ những nỗi buồn.

Ngày đăng: 02/09/2016
Người đăng: Thanh Tuấn Huỳnh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Mật ong rừng chuẩn thơm ngon sạch của Điện Biên
Tình yêu thật ngốc nghếch
 

Có loại tình yêu như con thiêu thân lao đầu vào lửa, dù biết rằng là khi lao vào lửa là hy sinh oanh liệt nhưng vẫn chấp nhận tất cả. Tình yêu đó thật ngốc nghếch nhưng cũng thật vinh quang

Tình muộn - Dạ Vi Lan

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage