Gửi bài:

Ngày về

Mẹ bảo lâu lắm rồi anh cũng chưa về, con cái càng lớn lại càng khó được gặp nhiều, giờ thì nó biết mắt mẹ không phải đỏ vì khói nữa mà vì nhớ anh trai, nó tự trách mình sao lại làm mẹ buồn rồi ...

***

ngay-ve

Ngày về, cuối tháng 12 trời vẫn đương đông, áo len khăn quàng cổ ấm sực, vậy mà cũng chẳng cản nỗi những cơn gió thốc mạnh len qua khe cửa xe chui qua những nan len khiến con người ta bất giác co lại, trên đường về nhà bỗng dưng thèm lắm có một người bên cạnh, nghiêng vai vào dựa vào ngủ một giấc không âu lo. Dã quỳ chỉ còn lác đác dọc đường sắc vàng nhạt nhòa trong nắng nhưng cũng đủ làm ấm lòng người đi xa trở về, những trảng cỏ khô cong, chợt nghĩ chỉ một mảnh tàn thuốc nhỏ cũng đủ khiến cả vùng đất rộng bốc cháy, cuối đông trời vậy đấy.

Sáng sớm, nó gọi ba:

- Ba ơi con về nhà nha, còn chẳng còn tiền về xe nữa, ba ra đón con nghen!

- Uh, con về đi, gần đến nơi gọi ba ...

Ba nó vốn kiệm lời, những cuộc điện thoại của nó với ba cũng chỉ ngắn như vậy, nhưng không phải vì thế mà nó bớt yêu ba hơn. Và giờ đây nó đang chạy trốn chạy trốn, trốn cái thành phố mà bốn năm nay nó gắn bó, trốn cái cảm giác ăn năn đang ngày đêm bào mòn nó, nó xếp đồ trốn về nơi bình yên, trốn về với ba với gia đình.

Nó thật vô tâm, đi xe chẳng chịu để chuông điện thoại hại ba nó gọi biết bao nhiêu là cuộc, đến khi cầm điện thoại đã thấy gần 20 cuôc gọi nhỡ từ ba và nhóc em, đủ thấy mọi người sốt ruột đến mức nào, trước đó một tiếng nó gọi bảo ba:

- ba ơi, con gần đến nơi rồi, ba ra đón con đi

Giong ba nó có chút gì đó áy náy:

- Ba có có việc, cu Thành ra đón con về được không?

- Dạ, có sao đâu ba ai đón cũng được mà

- uh

Vậy mà nó ngủ quên mất, chiếc xe tưởng dừng lại sớm bỗng chạy lòng vòng trả khách, gần một tiếng sau đến nơi thì thấy bóng nhóc em đã đứng đó từ bao giờ, nhóc trả tiền cho bác lái xe và lèm bèm bảo sao chị không nghe máy, em đợi thì không sao nhưng ba lo lắm đấy, chị gọi lại cho ba đi. Nó hốt hoảng gọi lại cho ba, nghĩ là sẽ bị mắng nên chuẩn bị trước tinh thần, nhưng ba không la mà chỉ bảo, đón được là tốt rồi.

Nó về, ăn một mạch hai bát cơm, mấy con chó bữa nay sao lớn ghê, cũng chẳng có thể ôm nó trốn mẹ leo lên giường ngủ rồi. Tự dưng nó bỗng nhớ đến anh, nó thường hay kể với anh về việc nghịch chó con, nhưng toàn bị anh mắng, sao con trai mà nhiều chuyện sợ, anh đâu biết chơi như vậy rất vui sao. Nhóc em ngó vậy mà người lớn ghê, con trai 19 tuổi mà xách xô nước rõ to bảo nó, em mà không lau nhà thì ba về mắng chết rồi cặm cụi lau từ trên xuống dưới, bé út thì nấu ăn, bé Hạnh dọn nhà rửa ly, hùa nhau đuổi nó vào phòng ngủ đi cho khỏe, đi học gì đâu mà gầy như que tăm, nó cười...

Nó ngủ chỉ nghe loáng thóang tiếng nhóc em mắng hai đứa nhỏ sao nhà cửa bề bộn, hai đứa em hình như chẳng dám cãi lại chỉ biết mắng mấy con chó đang đuổi ngoài sân.

Ba mẹ đi về, ba bảo mấy đứa dọn cơm ăn đói lắm rồi! Nó hỏi mẹ, sao ba đi ăn giỗ mà lại đói hả mẹ, mẹ mắng nó, do cô chứ ai, ba cô gọi cho cô không được cứ đứng lên ngồi xuống không yên, mọi người đang ăn mà ba cô có chịu ăn miếng nào đâu cứ sợ cô xuống xe không gặp được cu thành tiền đâu mà trả xe, sợ cô không ai đón về...mẹ đang nói thì ba ngắt lời cái bà này chưa được bao nhiêu tuổi mà đã sinh ra cái tật nói nhiều rồi, ăn cơm thêm đi. Nó cười, tự nhiên thấy có lỗi quá.

Chị ơi! Ra tết anh Thành đi bộ đội ak, ngày nào ảnh cũng hỏi hai đứa em, "Tao đi rồi, ai chở tụi bây đi học" hay "tụi bây có nhớ tao không" hoặc mắng tụi em "tao ở nhà mà bọn bây còn lười thế này, tao đi không biết thế nào nữa" Hai đứa em thi nhau kể cho nó nghe chuyện ở nhà, có lẽ tuy trêu thế nhưng hai đứa nhỏ chẳng muốn anh nó đi xíu nào, nó đọc điều đó trong mắt của tụi nhỏ. Nhà nó không biết giống nhau điểm nào không, mà chỉ biết là giống nhau nhất cái điểm nói ngược, dường như ai cũng sợ người khắc biết mình yêu mến họ như thế nào.

Nó về, an yên với không khí lạnh của phố núi cuối đông, ngó xem dâu tây nhỏ em trồng có quả chín chưa để mà thất vọng với những quả còn xanh lè, ngồi nghe nhỏ an ủi chị đừng lo, qua vài hôm nữa nó sẽ chín, chị sẽ được ăn nó trước khi lên lại trường mà, nhìn bộ mặt ngây thơ của nhỏ em lúc đó làm nó thấy nhỏ em đáng yêu lạ. Nó thích nhất khi ba tưới nước bông, nó chạy ùa vào giữa giàn béc đang phun nước, cái cảm giác mà ba nó hay trêu là tắm vòi sen công cộng, rồi hít thật căng cái mùi ngai ngái của đất, cái cảm giác nhồn nhột của lá bông đâm vào chân.

Nó tạm quên đi những nỗi lo về thi cử, về tiền bạc và về anh. Nó chui vào bếp hỏi mẹ đang ngồi bên bếp lửa đầy than. Hơ tay chân lạnh cóng của mình, khói tỏa làm cay mắt nó đỏ hoe mắt mẹ. Mẹ ơi! Mẹ chỉ con làm bánh xèo được không? Mẹ nhìn nó ánh nhìn có đôi phần ngạc nhiên nhưng không nỡ trêu mà chỉ cười nó cũng cười... nó hỏi mẹ anh trai đi làm xa không biết có ăn đầy đủ không mẹ nhỉ, trời lạnh thế này có mặc đủ ấm không? Mẹ bảo lâu lắm rồi anh cũng chưa về, con cái càng lớn lại càng khó được gặp nhiều, giờ thì nó biết mắt mẹ không phải đỏ vì khói nữa mà vì nhớ anh trai, nó tự trách mình sao lại làm mẹ buồn rồi ...

Tối về trong chăn ấm sực bỗng nó thấy người ai lạnh toát đang ôm nó, chị gái đi làm về muộn quá chị chẳng chịu thay đồ làm ấm chân tay gì cả, chỉ bảo mày ấm thế kia mà đưa đây chị hành hạ mày một xíu là ấm ngay thôi, rồi cười gian xảo. Hai chị em vật nhau một hồi người nóng bừng nó vất cả tất chân áo bông dày cui ra mà vẫn nóng. Hai đứa nhỏ đang ngủ cũng bị đánh thức dậy cùng tham gia vào cuộc chiến chăn gối, để rồi ai nấy đều mệt nhoài thở hổn hển.

Đông lạnh, nhưng nếu ta biết yêu thương thì sẽ ấm, ấm ở trong tim..., hương hoa cà phê thoảng trong gió, trắng xóa nở bung. Rồi nó sẽ mơ đẹp thôi...

 

Ngày đăng: 02/01/2017
Người đăng: Sa Châu
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Gia vị người Thái Tây Bắc
Có lẽ con người
 

Có lẽ con người luôn có một số chuyện gì đó, dù có muốn quên cũng không thể quên được.

Năm tháng vội vã - Cửu Dạ Hồi.

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage