Gửi bài:

Bức thư gửi bố!

..., ngày 13 tháng 08 năm 2017

Bố của con!

Sáng sớm, những giọt nắng vàng nhẹ đã vươn mình chào đón bình minh, phủ màu trên dải đất lấp lánh. Những con gió heo may vút qua nhè nhẹ. Tiết trời se se đúng cái cảm giác mùa thu sao mà nôn nao thế! Tiếng lá vàng tạm biệt xa khỏi thế gian xào xạc. Khung cảnh một buổi sáng bình minh lâu lắm mới có khoảnh khắc yên bình đến thế. Rồi tiếng vang từ chiếc radio cũ kĩ của một người đi đường với bài hát: "Cha yêu". Con lặng thinh trong suy nghĩ mơn man, nghĩ về những kĩ niệm, kí ức của cha. Dòng cảm xúc dạt dào ấy đưa con viết một bức thư cho chính người bố của mình.

***

buc-thu-gui-bo

Bố ạ! Bố từng hỏi con: "Con nghĩ gì về bố của mình." Ngay đó, con đã không cất lên được câu trả lời vì con sợ, sợ bố sẽ buồn mà không dám nói. Hôm nay con sẽ lấy hết can đảm và dám mãnh dạn nói ra những tâm tư tình cảm của mình còn khúc mắc trước đây.

Con cảm ơn bố vì bố đã đã đưa con đến với cuộc đời này và con thật tự hào khi được làm con của bố. Con nghĩ mình may mắn và hạnh phúc biết bao khi có bố ở bên cạnh. Con đã chứng kiến đã có rất nhiều người ở ngoài kia đã không còn có bố, bị bố bỏ rơi, không nhận hay chưa từng biết mặt bố mình là ai. Họ luôn ao ước, khao khát có một người bố ở bên. Con cảm ơn bố thật nhiều vì đã cho con một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Nhìn những cuộc chia ly, sự tan vỡ gia đình đầy đau xót của các bạn mà con thấy mình thật sung sướng và mãn nguyện. Con cảm ơn bố vì đã đổ bao giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt ngấn lệ để có được miếng cơm manh áo nuôi chị em con ăn học. Bao đêm bố đã thức trắng đêm để làm việc cật lực, không ngừng nghỉ. Cảm ơn, cảm ơn vô cùng sâu sắc về nghĩa sinh thành của bố, vất vả nuôi dưỡng chị em con nên người. Công lao này như trời như bế, cả cuộc đời làm con này có lẽ cũng không đủ để đền ơn sự to lớn ấy. Ca dao xưa đã nói quả là không sai "Công cha như núi Thái Sơn." Nó to lớn, hùng vĩ và hiên ngang vô cùng. Cảm ơn bố đã ở bên bảo vệ và che chở cho chị em con. Cảm ơn bố đã coi con là con của bố. Cảm ơn tấm lòng hi sinh cao cả của bố dành cho chị em con. Có lẽ cảm ơn, cảm ơn mãi không đủ hết đâu bố nhỉ? Nó cao và hùng vĩ đến mức con không thể nhìn thấy điểm đến của nó.

Trong lòng con, luôn có một lời suy nghĩ dành cho bố. Xin lỗi vì những lúc con đã khiến bố buồn, đau lòng và cả thất vọng nữa. Đứa con gái bé bỏng này đã khiến những giọt mắt ngậm ngùi của bố rơi, đã khiến lòng và trái tim bố như bị ai cứa nhát dao vậy. Một sự thất vọng tràn trề làm sao khi con mình sinh ra mà lại bảo nó không nghe, quyết theo ý kiến của mình để đấu tranh đi theo môn VĂN. Một môn con hằng yêu thích và say đắm nó. Dù ước nguyện của bố và gia đình là Tiếng Anh. Rồi cả những lúc học tập của con xuống dốc, tụt lùi một cách trầm trọng nữa. Xin bố vì con mà khiến bố đã già và khổ đi rất nhiều.Bao công việc vất vả, nhọc nhằn đều do đôi tay bố gánh vác. Tóc ngày một bạc trắng dù tuổi bố chưa đầy bốn mươi, đôi bàn tay bố đã chai sạn dần, trán đã lấp đầy nếp nhăn, tấm lưng ngày một đau và mỏi. Dạ dày ơi! Tao hận mài, sao này nỡ để cho bố tao thức trắng đêm vì những con đau mà mài hành hạ? Xin lỗi bố thật nhiều khi con đã bướng bỉnh, cãi lại lời bố. Con xin lỗi bố vì nhiều lúc chính con đã vô ơn với bố, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà thôi. Nói lời xin lỗi bao nhiêu đây cho đủ hả bố? Bố cao cả đến vậy mà con không nhận ra, vẫn mắc những sai lầm lớn. Thật đáng xỉ nhục bố nhỉ?

Bố à! Con thật lòng rất xin lỗi bố, cho dù bố cho con là đứa con bất hiếu hay nói thế nào đi chăng nữa con cũng nhận. Đó là con nhận ra lòng mình chưa đủ dũng mạnh để có thể nói nên lời: "Con yêu bố." Con chỉ đủ tự tin nói lời cảm ơn và xin lỗi chân thành nhất với bố nhưng không thể nói yêu. Bởi với con yêu là một quá trình dài, là thời gian để tạo ra sự gắn kết, sợ dây vô hình nối giữa hai trái tim với nhau. Cũng giống như khi ta tìm hiểu người bạn đời của nhau vậy: Yêu, hiểu nhau thì nới thành đôi được chứ. Với con cũng vậy, không thể cất lên từ "Yêu" vì hai trái tim giữa bố va con chung một dòng máu nhưng lại bị tách đôi. Cái sự yêu thương, ấm áp của người cha dành cho con có lẽ vẫn vô vô hình với con. Dẫu biết rằng con đã phải xa bố mười năm trời, một khoảng thời gian dài đằng đẵng.

Nhưng bố biết không? Cái sáng hôm đó, con đang mơn man trong giấc ngủ thần tiên, bỗng bên tai con cất lên câu nói: "Dậy thôi con, bố đã đi rồi con ạ." Con bàng hoàng hoàng tỉnh dậy và hỏi: "Bố đã đi đâu vậy mẹ? " Rồi mẹ giải thích cho con hiểu, một cảm giác hụt hẫng tột cùng mơn man trong người con. Lúc đó, con chỉ mới có 2 tuổi rưỡi thôi nhưng nó vẫn đọng lại trong lòng con đến tận bây giờ đấy bố ạ. Và có một điều kì diệu xảy ra, mọi khi đi oto con rất say xe vậy mà cái hôm tiễn bố ra sân bay, con không hề say chút nào.

Lúc bố lên máy bay, mọi người khóc nức mở, đặc biệt là mẹ và bà nội. Con cũng vậy, cũng òa lên mà khóc dù trong suy nghĩ non nớt ấy không hiểu hết mọi chuyện gì đang xảy ra và chỉ có cảm giác trống vắng bên mình mà thôi. Đó, con còn nhỏ tuy chưa hiểu những cảm nhận được mọi chuyện đấy bố à, nó khác xa với những gì bố nói: "Trẻ con đâu hiểu chuyện gì."

Nửa năm sau đó, mẹ cũng đi. Con bắt đầu làm quen với cuộc sống mới chỉ có ông bà ngoại ở bên. Con thích nghi rất nhanh, không quấy khóc đòi bố, đòi mẹ. Khi ai hỏi con, có nhớ bố mẹ không, con vẫn trả lời là: Cháu bình thường ạ! Cái 'bình thường" ấy không phải sự vô cảm, vô tâm mà con muốn cho bố mẹ an tâm làm việc, không phải suy nghĩ nhiều cho con. Con là đứa bé kiên cường và độc lập. Tuy sâu thẳm trong trái tim con, một nỗi nhớ nhung vẫn nảy nở, hằng đêm thao thức mong ngóng gặp bố mẹ, mơ về cái ngày gia đình đủ đầy, hạnh phúc khi xưa. Chỉ cần nghe giọng bố mẹ qua những cuộc điện thoại thôi là con đã vui như muốn nhảy cẫng lên rồi.

Nhưng thật phũ phàng! Mẹ ngày nào cũng gọi thường xuyên, tranh thủ nghỉ lúc nào là gọi. Còn bố? Có lẽ 10 năm, những cuộc gọi ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều khi con còn quên cả giọng của bố. Thậm chí, gì Út lúc đó vẫn ở bên nước ngoài còn gọi về cho con nhiều hơn là bố. Đến năm con học lớp 3, mẹ có về nước sinh em bé được khoảng 1 tháng rưỡi rồi lại đi. Trước lúc đi, cả nhà ai cũng xót xa, khóc vì thương em mình còn quá nhỏ, khuyên mẹ ở lại đùng đi. Nhưng vì tương lai của chúng con phía trước, mẹ vẫn quyết tâm đi. Vậy mà bố đâu có thấu hiểu được. Đáng nhẽ ra thứ hai mẹ mới bay, vậy mà chủ nhật bố đã nằng nặc đòi mẹ bay trước, sang với bố. Chúng con chỉ ở bên một có một ngày nữa thôi, thời gian như gió thoảng mà nó quan trọng, thiêng liêng biết nhường nào. Con lại phải chúng kiến sự rời xa, chia ly đầy đau xót thêm một lần nữa, bố có biết không?

Ba năm sau, cả hai bố mẹ về nước. Nghe tin mà con vui mừng khốn xiết, nhảy cẫng lên, hét thật to. Cái ngày ra sân bay đón bố mẹ tưởng chừng như là ngày vui nhất đã trờ thành ngày đen tối nhất của con. Thấp thỏm chờ đợi, thấy bố mẹ là con chạy ào tới tặng hoa. Mẹ cầm nói cảm ơn rồi bế em. Còn bố? Trước lúc gặp con nghĩ sẽ được một cái ôm ấm áp, cái hôn nhẹ nhàng sau bao nhiêu năm xa cách. Nhưng lại không, bố chẳng thèm quan tâm để ý. Con đưa hoa, bố quệt tay làm hoa rơi xuống đất, nhìn vào khoảng trống, cười khẩy một cái. Chứng kiến cái hình ảnh ấy mà tim con như nặng trĩu sắp rơi xuống, không tin vào mắt mình vậy.

Con không thể nói lời yêu bố vì bố đã yêu tiền hơn yêu chúng con. Tiền quý giá, quan trọng thật đấy nhưng liệu có đủ mua bán tình cảm cha con không bố? Bố bảo cho con nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng bằng chúng bằng bạn. Viên mãn thật đấy nhưng nó 'lạnh" lắm bố à! Lạnh run người cửa tình cảm gia đình như vậy còn có ý nghĩa gì nữa không bố? Khuyết danh đã từng nói: "Nơi lạnh giá nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương." Lạnh của môi trường, khí hậu dù có khắc nghiệt tới đâu cũng không đánh sợ và kinh khủng bằng tình yêu thương bị đóng băng. Con cần là sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm ân cần từ bố như bao những người làm bố khác, chứ đâu cần mấy thứ đó. Bởi giàu nghèo không quan trọng, trước nghèo bằng nỗ lực, ý chí, năm bắt thời cơ vươn lên ta vẫn có thể giàu được mà. Người ta nghèo nhưng trong cái nghèo ấy vẫn có một sự hạnh phúc vô cùng bởi tình yêu thương của cha lẫn mẹ.

Bố chỉ có chăm chú vào tivi, điện thoại chứ đâu có bao giờ hỏi han con đôi lời. Bao giờ bố hỏi con là con thích ăn gì? Ăn có ngon không? Bố có thể tự tay nấu cơm cho con, hỏi han chuyện học hành và tâm sự, chia sẻ với con như một người bạn chưa? Hay chỉ là một gánh nặng với bố, trưa con đi học 11-12h mới về, bố ở nhà. Vậy mà khi con hỏi bố nấu cơm chưa, bố lại bảo: "Tao là chủ, chỉ có phụ nữ mới cân vào bếp". Con tưởng cái định kiến xưa cũ: "Trọng nam khinh nữ" đã không còn tồn tại trong một xã hội phát triển, văn minh và công bằng nữa chứ bố? Vậy tạo sao nó vẫn hoành hành ở gia đình mình?

Khi một người bác, cũng là đối tác làm ăn của bố hỏi rằng: Anh đi làm, vậy vợ con nhà liệu có phản đối? Bố đã trả lời mà con như bị xát muối vào vậy: "Em thà bỏ chết vợ con chứ không bỏ được tiền anh à!" Bố ham tiền đến vậy sao? Vậy con, mẹ và em - những người đứng đằng sau, là hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của bố mà dám "bỏ chết" sao? Họ đang là gì trên danh nghĩa của bố?

Và cũng chỉ vì đồng tiền mà ông bà, anh em máu mủ ruột thịt mâu thuẫn với nhau. Chú gì Út sống với ông bà, bố lại bảo rằng: "Chú có tiền không mà sống ở đây?" Sao lúc nào bố cũng chỉ nghĩ đến tiền mà không nghĩ tới những người xung quanh mình vậy hả bố? Chỉ vì câu nói đó mà khiến chú gì chuyển nhà, anh em từ mặt nhau. Rồi ngay cả khi ông bà khuyên bảo bố làm ăn bố lại cho rằng: "Ông bà không có tiền thì không có quyền." Một đồng tiền mà đánh đổi cả người thân gia đình mình thế sao? Thật tàn nhẫn!

Con không thể thốt lên từ "yêu" vì bố đã gây nên bạo lực gia đình. Điều kinh khủng và ám ảnh nhất trong cuộc đời con. Chì vì bố muốn lao theo đồng tiền nhưng quá sa đà, làm cạn kiệt tài sản gia đình, mẹ ngăn cản, khuyên bảo bố lại bạo lực sao? Trước đây con chưa từng chứng kiến hoặc quá nhỏ để lưu lại trong kí lức. Sống suốt 10 năm trời cùng ông bà, con chưa từng nghe và thấy từ "BẠO LỰC" bao giờ. Vậy mà khi bố mẹ trở về điều đó lại xảy ra. Bố đập bình nước, đập tấm kính bàn suýt nữa vào đầu con, may là con tránh kịp và sứt xát ở chân. Rồi còn định tẩm xăng, dầu đốt nhà nữa. Chứng kiến cảnh ấy không chỉ con khóc, mẹ khóc, bà khóc mà ngay cả em Cu 2 tuổi cũng đứng nép vào góc tường mà òa lên khóc nức nở. Nó sợ và kinh hãi, sợ tất cả những gì diễn ra xung quanh nó với một trái tim đầy non nớt. Đêm ấy, bố còn bắt mẹ viết đơn ly hôn nếu không cho bố làm ăn nữa. Sao chỉ vì chuyện làm ăn mà con và em con phải chứng kiến và chịu những lời đay nghiến của bố nữa. Bố không thể cho chúng con một tuổi thơ bình yên, trong trỏe, vui tươi thay vì một tuổi thơ đầy nước mắt được hả bố. Con biết rằng 10 năm xa cách, tình cảm có thể phai nhưng trong con là giọt máu đào của bố. Sao cứ để cái đen tối, bi kịch của cuộc đời chiếm lĩnh cái suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của con vậy. Con không đủ tự tin vực dậy đế nói lời "yêu" bố vì những lời nói của bố như những nét dao đâm thấu tim con vậy. Con khen bát canh cua bà nấu ngon, bố cho rằng là thách thức và nói rằng: "Tao muốn bóp chết mày ngay từ bé". Vậy con đang sống trên đời này, trong gia đình của bố có nghĩa lí gì? Con cảm thấy sự đau đáu xen lẫn tủi nhục vô cùng.

Rằm tháng bảy, các bá từ Hà Nội về chơi khen: "Dạo này lớn quá rồi". Bố lại cho con một nhát đâm nữa: "Không biết đó có phải con của mình không nữa?" Nghe câu nói đó mà con bàng hoàng, cứ nghĩ là nhầm. Bố sinh ra con, con mang dòng máu của bố vậy mà bố lại nghi ngờ con như vậy sao? Lòng con nó xoắn lại đau như cắt vậy.

Đó là những dòng trải suy nghĩ của con về bố. Bố biết không, bao ngày tháng qua, trong giấc mơ, giấc ngủ, con luôn mơ thấy những đồng tiền mà con gọi chúng là "những con ma thâm độc", hình ảnh bố ném tấm kính và văng vẳng bên tai những câu nói, lời nói cảu bố nữa. Ám ảnh vô cùng! Con luôn đau khổ, nghĩ ngợi, rơi vào trạng thái stress, nhiều khi tiêu cực dồn cao còn nghĩ về cái chết. Thật may, cô giáo và các bạn trong đội tuyển văn luôn ở bên động viên, an ủi, tiếp thêm cho con sực mạnh chống cự với mọi bão tố đường đời. Những người mà bố cho rằng không đủ niềm tin bằng bố đã cứu đứa con gái của bố từ hố sau đấy. Họ đã ở bên con, thay cho một người cha bảo vệ, che chở cho con. Và đã mắc nợ họ một " ân tình" không biết bao giờ mới trả hết. Bố à!Nếu con được ban cho một điều ước, kể cả đánh đổi mạng sống của mình,bố biết con sẽ ước gì không? Ước một ngày con được cảm nhận tình cha nó ấm áp, thiêng liêng và hạnh phúc ra sao? Ước một ngày con người không mơ tưởng về tiền, coi nó là công cụ kiếm sống, dành cả trái tim, một lòng hướng về gia tình của mình. Nơi đó có những đứa con thân yêu và người vợ thảo hiền. Chỉ một ngày thôi- một ngày thôi cũng được để cảm nhận và nghĩ suy. Để khi nói về bố, có thể nói về đúng bố của mình chứ không phải bố trong mơ mộng, bố của người khác nữa. Bố bảo con lớn rồi không thể yêu như các em bé được. Thế là cứ lớn rồi là không được yêu thương nữa sao, lớn rồi là tình cha con nguội lạnh sao? Cái quãng thời gian con cần bố mẹ nhất thì bố mẹ phải đi xa vì sự mưu sinh của cuộc sống, bây giờ hưởng lại liệu muộn quá không bố? Con người ta lập gia đình rồi vẫn về nhõng nhèo, nũng nịu bên ba mình mà. Ruột thịt khó tách rời vậy mà hai chúng ta lại dễ dàng như vậy sao?

Bố ạ! Con rất mong qua những dòng tâm sự trải lòng ngắn ngủi này, bố sẽ hiểu hơn về con, sẽ cho bố một câu trả lời vì sao con luôn tránh mặt bố, không thể gần gũi với bố như mẹ hoặc ông bà. Vì con sợ, sợ những lời nói từ bố, sợ xảy ra những vụ bạo lực gia đình. Mong rằng hai trái tim ta đừng khác máu tanh lòng nữa. Những đòn roi của mẹ không làm con đau mà chính lời nói, bạo lực của bố khiến con bị tổn thương. Con hi vọng rằng một ngày nào đó, bố và con có thể yêu thương và hạnh phúc khi ở bên nhau để con có cơ hội cất lên tiếng nói từ lòng mình: "Con Yêu Bố!"

Dòng thư con đã dài và xin khép lại tại đây. Bố ở xa nhớ giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ nhé! Mong rằng bố sẽ hiểu được suy nghĩ và tình cảm của con, yêu thương và quan tâm chị con em nhiều hơn nữa. Hãy là nười bố tuyệt với nhất trong mắt của chúng con!

Con gái của bố

 

Ngày đăng: 14/08/2017
Người đăng: Ẩn Danh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

  • Không đâu bằng nhà mình! Không đâu bằng nhà mình! Sợ rằng tôi không hiểu điểu gì đang xảy ra, anh tôi vươn người sang và thì thầm, "Dì nhìn thấy xúc xích của bố, vì vậy bố tìm cách giết dì." Bố...
Mật ong rừng chuẩn thơm ngon sạch của Điện Biên
Napoleon Bonaparte Một cuộc đời
 

Châu Âu là một cái hang chuột, chưa bao giờ ở châu âu có những đế quốc vĩ đại và những cuộc cách mạng vĩ đại như ở phương đông

Napoleon Bonaparte – Một cuộc đời

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage