Gửi bài:

Nết mặc – nết người

Sáng qua, tôi dẫn con gái đi ăn sáng gần cổng trường mầm non. Quán ăn cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em nên rất đông phụ huynh và trẻ nhỏ. Đang ăn, con gái nói to: "Ba! cô nớ mặc quần lót màu hồng". Tôi bỗng giật mình, ngượng chín cả mặt với mọi người xung quanh. Nhìn ngay bàn trước mặt, có người phụ nữ đang giơ tay kéo vạt áo xuống, mà kéo mãi cũng chẳng che được phần quần màu hồng. Rồi chợt nghĩ về nết ăn, nết mặc có thể thấy được tính cách của con người.

***

net-mac-net-nguoi

Tôi nghĩ không phải chỉ những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đình mếu mà ngay cả những nơi công cộng, công sở thì cũng không nên ăn mặc quá hở hang. Tôi đã từng vào thăm cung điện Hoàng gia Thái Lan, theo quy định tất cả du khách khi bước vào cổng phải ăn mặc kín đáo lịch sự như không được mặc quần short, váy phải ngang đầu gối, áo mặc phải có tay, quần jean không được rách...

Có nhiều người cứ nghĩ mặc càng ngắn càng hở thì càng đẹp. Xét theo từng góc độ nó chỉ đúng trong mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh. Áo này mặc lúc này, quần kia mặc lúc khác. Rõ ràng và hợp lý. Đó là "luật ăn mặc". Bikini để đi tắm biển, pyjamas để đi ngủ, đồ bộ lửng để mặc ở nhà, quần shorts để đi chơi... Thế nhưng các bạn cứ làm đảo lộn lung tung tất cả, có người còn mặc những trang phục "ngược đời" đến những nơi tôn nghiêm.

Nếu bạn là một cô gái tiếp thị rượu bia thì mặc váy ngắn là điều dĩ nhiên, bạn cũng có thể để thuồng luồng da thịt ở khu vực bể bơi công cộng, bãi biển cũng chẳng có ai nghĩ gì.

Nhưng bạn ơi, ở đây là nơi công cộng, là nơi dành cho trẻ nhỏ, là văn phòng công sở, là trường học, là bệnh viện, là chùa chiền... thì bạn nên chú ý đến cái áo, cái quần của mình mặc. Thực sự mà nói, tôi cảm thấy việc để hở ra đồ lót chẳng hay ho gì. Nếu bạn muốn khoe những thứ nhỏ nhắn xinh đẹp đầy ren sexy kia thì bạn nên đến những bar có múa cột, ở đó bạn tha hồ khoe cơ thể và còn được tiền tip nữa, tiện cả đôi đường.

Theo quan điểm truyền thống, một phụ nữ có phẩm hạnh sẽ không bao giờ làm nổi bật bất cứ thứ gì trên cơ thể họ, trừ khuôn mặt hay mái tóc. Cô ta không bao giờ phơi bày đôi chân, bộ ngực, vòng eo hoặc mông. Chỉ có người chồng của cô ta mới có thể biết những thứ đó. Nếu một cô gái lồ lộ tất cả mọi thứ, nhìn chung, thường đem đến một cảm giác giàu tính dục và phồn thực.

Và tôi cũng không phải là người quá cổ lỗ sĩ, mà tôi vẫn thích cái sự nửa kín nửa hở. Cái sự nửa kín nửa hở ở đây, nó cho thấy vừa đủ những gì đẹp đẽ của người phụ nữ mà không hề dung tục phản cảm. Như đối với áo dài, áo bà ba vẫn có thấp thoáng sự hở vừa đủ của hai bên hông đó thôi. Các bạn nên biết rằng, một người phụ nữ tinh tế họ có thể "làm duyên" bằng nhiều cách, chứ không phải làm duyên bằng trang phục hở hang.

Tôi cũng không có ý phê phán việc ăn mặc của bạn như thế nào. Đó là lựa chọn của bạn. Tôi chỉ nhắc lại với bạn rằng, cách bạn thể hiện ra ngoài như thế nào thì sẽ nói lên được những gì về chính bạn. Bạn không thể trông mong người ta tôn trọng bạn theo cái cách đáng lẽ ra bạn nên có. Bởi vì khi bạn mặc quá hở, bạn đã cho phép họ cái quyền coi bạn là một thứ xác thịt gợi đến nhục dục, thứ không nên có ở nơi công cộng hay ở văn phòng công sở...bởi vậy mà tục ngữ Việt Nam có câu "Ăn cho mình, mặc cho người" đó bạn.

Lê Quý Hoàng

Ngày đăng: 14/09/2017
Người đăng: Lê Quý Hoàng
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Leo Buscaglia about risk
 

Cười thì sợ giống người điên.
Khóc thì bị kêu mềm yếu.
Đưa tay kết bạn thì rủi ro khi quan hệ.
Chia sẻ tâm tư thì như phơi bày trần trọi bản thân.
Đem ý tưởng, giấc mộng của mình trình cho đám đông mang rủi ro bị gọi là ngây thơ.
Yêu lỡ không được đền đáp.
Sống thì chịu rủi ro về cái chết.
Hy vọng mang rủi ro tuyệt vọng.
Cố gắng thì bị rủi ro vì thất bại.
Nhưng các rủi ro phải được chấp nhận và vượt qua vì cái nguy hiểm nhất cho đời người là không dám làm gì rủi ro.
Người không dám rủi điều gì là người không làm được điều gì, không có gì, và trở thành vô nghĩa.
Người ấy có thể tránh được những đau đớn và buồn bã, nhưng bạn đó sẽ không học gì, cảm nhận gì, thay đổi gì, phát triển gì hay yêu ai và sống thế nào.
Trói buộc vào nỗi sợ, người ấy biến thành nô lệ và từ bỏ tự do cho mình.
Chỉ những ai dám nhận rủi ro, người ấy mới thực sự tự do.

Leo Buscaglia

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage