Gửi bài:

Nỗi nhớ hoài hương mỗi độ Tết về

Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên nơi quê cha đất tổ, dù sống gần gũi bên ông bà, cha mẹ nhưng tôi đã lắng nghe và phần nào hiểu được nỗi nhớ mỗi khi tết về của những người con Việt xa quê. Tết là một điều gì đó theo tôi nó rất thiêng liêng và khó diễn tả, tôi tin chắc rằng nếu ai đã và đang xa quê thì Tết đến luôn mang một nỗi nhớ - đó là nỗi nhớ hoài hương.

Và tết về trong lòng của mỗi người chất chứa một nỗi niềm riêng, chẳng ai giống ai.

Có người đi lấy chồng, chỉ cách nhà ba mẹ vài trăm cây số, nhưng mỗi khi tết về lại đau đáu một nỗi nhớ nhà, đón tết ở nhà chồng với biết bao cảm xúc buồn vui lẫn lộn, có gì đó chất chứa một chút tủi hờn, cô đơn và một nỗi buồn nhớ nhà da diết...

noi-nho-hoai-huong

Có người đi làm ăn xa nhà, bao nhiêu năm phải lo toan cuộc sống, nhiều năm rồi chưa có điều kiện về thăm quê, tết này rồi lại tết sau vẫn phải tất tả lo toan công việc mưu cầu cuộc sống. Và mỗi đêm khi trở về nhà, lại "nghe mùi vị Tết quê hương" làm cay cay khóe mắt...

Có người đã xa xứ 20 năm, chưa lần nào về quê nhà đón tết. Thèm một cái tết ở quê hương, nhưng rồi công việc, con cái, điều kiện tài chính...cứ mãi níu chân ở lại. Thời gian cứ trôi đi, một năm mới lù lù đến, và rồi lại lỡ hẹn với cái tết bên ông bà, cha mẹ; lỡ hẹn với quê cha đất tổ; lỡ hẹn với hàng cau, bụi chuối; và lỡ hẹn với làng xóm, quê hương...

Có người lại tâm sự rằng: dù cuộc sống xa quê rất đủ đầy, nhưng mỗi độ tết về, trong lòng luôn cảm thấy thiếu một thứ gì đó không rõ ràng. Đặc biệt khi khoảnh khắc giao thừa đến, trong lòng dâng lên một niềm khao khát mãnh liệt được ở bên gia đình, hòa cùng những ký ức về tết cũ...

Rồi có người lại bảo: Mỗi khi tết về, tôi nhớ ba mẹ, nhớ gia đình, nhớ anh chị em quây quần bên nhau... cho dù bao nhiêu năm đi nữa thì nỗi nhớ nghẹn ngào ấy vẫn không thôi khiến tôi khắc khoải khi Tết về. Tết tha hương, không có hương vị đặc trưng của không khí truyền thống Việt Nam, đôi khi thấy mình như đã đánh rơi điều gì đó rất thiêng liêng...

Tôi nghĩ rằng, ai đi xa rồi mới nhớ, mới thấu hiểu được nỗi nhớ quê. Bởi thế mà người ta thường nói, muốn biết như thế nào là nỗi nhớ, thì hãy hỏi những kẻ tha phương. Những ai thấu hiểu nỗi nhớ ông bà, cha mẹ, anh chị em mới càng trân trọng hơi ấm của những người thân yêu gần kề; những ai đang xa nhà mới càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của những dịp sum vầy, và những ai đang ở xa quê mới chất chứa một nỗi nhớ hoài hương.

Lê Quý Hoàng

Ngày đăng: 22/01/2019
Người đăng: Lê Quý Hoàng
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Địa điểm mua đặc sản Điện Biên uy tín
Leo Buscaglia about risk
 

Cười thì sợ giống người điên.
Khóc thì bị kêu mềm yếu.
Đưa tay kết bạn thì rủi ro khi quan hệ.
Chia sẻ tâm tư thì như phơi bày trần trọi bản thân.
Đem ý tưởng, giấc mộng của mình trình cho đám đông mang rủi ro bị gọi là ngây thơ.
Yêu lỡ không được đền đáp.
Sống thì chịu rủi ro về cái chết.
Hy vọng mang rủi ro tuyệt vọng.
Cố gắng thì bị rủi ro vì thất bại.
Nhưng các rủi ro phải được chấp nhận và vượt qua vì cái nguy hiểm nhất cho đời người là không dám làm gì rủi ro.
Người không dám rủi điều gì là người không làm được điều gì, không có gì, và trở thành vô nghĩa.
Người ấy có thể tránh được những đau đớn và buồn bã, nhưng bạn đó sẽ không học gì, cảm nhận gì, thay đổi gì, phát triển gì hay yêu ai và sống thế nào.
Trói buộc vào nỗi sợ, người ấy biến thành nô lệ và từ bỏ tự do cho mình.
Chỉ những ai dám nhận rủi ro, người ấy mới thực sự tự do.

Leo Buscaglia

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage