Gửi bài:

Chương 13 - Cuộc sống bị chồng ruồng bỏ, thật không biết nên khóc hay nên cười

Cứ như vậy, tôi lại bắt đầu chăm chỉ vất vả phấn đấu ở Bắc Kinh.

Tôi làm nhân viên ở Phiếm Hoa chỉ một thời gian rất ngắn, hơn nữa tôi lại còn là bị sa thải, buộc phải rời khỏi một công ty nổi danh, đây chẳng phải là chuyện vẻ vang gì. Thậm chí tôi còn không dám viết vào trong tờ khai lý lịch, bởi vì là tôi rời khỏi một công ty lớn như vậy, nếu người ta muốn tuyển dụng tôi thì chắc hẳn là sẽ gọi điện thoại đến bên kia xác minh, một khi như vậy thì sẽ biết được là tôi bị sa thải vì làm lộ bí mật công ty, thì tôi sẽ rất khó tìm được việc một công việc tốt. Cho nên tôi chỉ có thể thành thật viết sơ lược vào tờ lý lịch rằng tất cả kinh nghiệm làm việc của tôi đều là do tôi tự mình ngày ngày trau dồi.

Suốt một tuần, tôi nộp đơn không dưới mười công ty, nhưng người ta đều khách sáo nói sẽ trả lời sau, hoặc là trực tiếp từ chối hoặc sẽ uyển chuyển nói: "Tạm thời chúng tôi không cần nhân viên ở lĩnh vực này, có lẽ cô phải đợi dịp sau vậy..."

Tôi thất vọng quá, suốt một tuần qua tôi rất mệt mỏi, mỗi ngày khi trở về, tôi đều nằm giãy dụa trên giường, tự bảo mình có nên trở về hay không? Ngày mai lại ra sao đây? Nhưng mỗi ngày mai đến, khi ánh nắng rọi vào, tôi lại thở ra một hơi mà an ủi chính mình, Đinh Đinh, không cần sợ, cô là Đinh Đinh dũng cảm, cô tuyệt đối không thể thua, không thể thua được.

Đi ra ngoài, tôi nhìn bầu trời, mấy ngày nay không có tuyết rơi, nhưng bởi vì là mùa đông, cho nên bầu trời vẫn cứ âm u như một dải lụa một màu xám. Tôi ảm đạm, lại cúi đầu bước đi.

Tôi chần chừ, hay là quay về đi?

Tôi hơi không cam lòng, tôi không phải là đến nông nỗi không có nơi nào để đi, một thành phố Bắc Kinh lớn như vậy, chẳng lẽ không có nơi nào chịu nhận tôi? Cứ như thế này mà trở về Thanh Đảo sao? Về Thanh Đảo thì sao chứ? Có ba mẹ quan tâm chăm sóc, có lẽ tôi sẽ càng không có ý chí. Cho tới bây giờ, tôi vẫn luôn tự nói với mình, muốn đi làm thì trước tiên phải chịu đựng một chút khó khăn này, vậy thì tại sao bây giờ tôi lại muốn lùi bước chứ?

Tôi vừa phát tờ rơi, vừa tiếp tục đi tìm việc, bây giờ đổi thành một tuần đi phát hai lần, giờ thì tôi đã có kinh nghiệm, vừa chạy lên tầng, tay trái nhanh chóng rút tờ rơi ra, tay phải gập nó lại rồi nhét vào khe cửa. Tóm lại công việc này với tôi mà nói là đã rất quen thuộc rồi.

Đã một tuần trôi qua kể từ khi tôi rời khỏi Phiếm Hoa. Một tuần vừa rồi, có lẽ là những ngày khổ sở nhất trong cuộc đời tôi, tôi liên tục đi phát tờ rơi ở siêu thị, lại còn phát tờ rơi cho cả công ty bất động sản, phát tạp chí chữa bệnh cho bệnh viện, nhưng tôi lại không làm công việc rửa chén, bởi vì tôi không thích nhà bếp.

Tôi cũng không liên lạc với Bùi Vĩnh Diễm. Chủ tịch Bùi đã nói trực tiếp rõ ràng như vậy, tôi không phải là không hiểu thân phận của mình, bản thân tôi hiểu rõ, vậy thì vì sao còn muốn dây dưa với người ta chứ?

Bắc Kinh có những ngã đường rất lớn, có những cây cầu vượt rất đẹp, tôi đứng trên cầu vượt, nhìn xuống phía dưới, xe cộ đủ các màu sắc, con người cũng có đủ các kiểu sinh hoạt. Đi học theo cầu vượt, tôi cảm thấy hơi mất mát, cô đơn lạnh lẽo.

Tôi thở một hơi dài, dựa vào thành cầu vượt, vươn vai một cái. Hiện tại tôi đang mặc một chiếc áo đơn giản, quần da màu đen, một đôi giày thể thao, thêm một cái áo khoác, trông tôi ăn mặc có hơi giống học sinh. Tôi đi ở trên đường vậy mà lại có mấy cậu bé hai mươi tuổi đầu quay lại cười với tôi. Khi đi xe ngang qua tôi, họ quay lại cười khẽ nhìn tôi, rồi ấn chuông xe đạp. Tôi cũng thấy vui ghê, chẳng lẽ tôi trông còn mười bảy mười tám hay sao?

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết, vì không để ba mẹ phải lo lắng cho tôi, cho nên tôi lừa họ, tôi ở Bắc Kinh vẫn tốt lắm, công ty không cho nghỉ nên tôi không thể trở về mừng năm mới được. Vừa nói chuyện điện thoại xong, tôi cũng khóc, rõ ràng là tôi có nhà, nhưng vì sao tôi lại cứ phải cố chấp không muốn trở về như thế chứ?

Xong công việc của một ngày, tôi quay về nhà trọ, ăn một phần bánh cuộn* ở sân phía trước khu nhà.

Ở phía đối diện tôi có một người phụ nữ đã hơn sáu mươi tuổi đang đung đưa trên xích đu, nhưng ánh mắt thì cứ nhìm chằm chằm vào phần bánh cuộn của tôi.

Tôi nhìn dì ấy, kỳ lạ là mỗi khi tôi cắn một cái thì dì cũng nước một ngụm nước miếng, mắt thì nhìn chằm chằm tôi, cứ như là không phải tôi đang ăn một cái bánh cuộn năm đồng mà là bào ngư vậy.

Tôi bị ánh mắt của dì ấy làm cho ăn không vô nữa, tôi nhịn không được hỏi dì: "Dì à, dì muốn ăn sao?"

Dì nở một nụ cười ngây ngô, liên tục gật đầu: "Đúng vậy, ta muốn ăn, ta muốn ăn."

Tôi vừa nghe dì nói thì hiểu ra, người phụ nữ này tinh thần không được bình thường, hiện tại dì ấy chỉ mới sáu mươi tuổi, còn chưa phải đến lúc bị lẫn mà, nhưng mà ánh mắt cùng với cách nói chuyện của dì ấy thì lại giống như một đứa bé bốn năm tuổi vậy.

Tôi nhìn xung quanh: "Dì à, nhà của dì ở đâu?"

Vậy mà dì ấy trả lời tôi: "Mất rồi."

A, mất rồi?

Tôi ngồi vào xích đu bên cạnh, ánh mắt của dì ấy vẫn nhìn vào cái bánh cuộn của tôi, chỉ chỉ: "Ta muốn ăn, ta muốn ăn."

Đây là đồ ăn của tôi a, dì ăn rồi thì tôi ăn cái gì?

Tôi bất đắc dĩ nói: "Dì ăn sao?"

Tôi chỉ là giả vờ khách sáo mà thôi, không ngờ dì ấy lập tức không nề hà gì mà chụp lấy, tôi hoảng sợ, muốn giật lại, nhưng không kịp, thật sự là hối hận.

Tôi nhìn cách dì ấy ăn mặc, cũng không phải là người nghèo khó gì, sao lại giống như dân Châu Phi chạy loạn thế này? Quên đi, lấy việc giúp người làm niềm vui đi.

Tôi hỏi dì ấy: "Dì à, dì tên gì?"

Dì ấy vừa ăn, vừa trả lời tôi: "Nhà của ta không có trồng mơ."

"Không phải, tôi hỏi dì tên gì?"

"Ta tin Phật Như Lai."

Tôi sụp đổ, bởi vì dì ấy trả lời thật hay quá.

"Không phải, dì à, tôi hỏi dì, tên dì là gì?"

"Ta tên Tây Thi."

Tôi lại choáng váng, sao dì không nói dì tên Hiromi hoặc tên là phu nhân luôn? Hoặc là Kinh Bá** luôn đi? Được rồi, cách đây không xa cũng có một nơi bán thú cưng, dì đến đó kết bạn cùng với mấy chú cún cưng cũng được.

Hiện tại tôi hiểu ra, thần kinh của dì ấy quả thật là có vấn đề, tôi dẫn dắt dì ấy một chút: "Dì à, nhà dì ở đâu a?"

Không ngờ dì ấy cho tôi một câu trả lời trời ơi đất hỡi: "Nhà ta ở Sơn Tây, qua sông còn ba trăm dặm."

Tôi hoàn toàn sụp đổ, nếu Bùi Vĩnh Diễm ở đây thì nhất định anh ta cũng sẽ cười lăn lộn, khi tôi gặp anh ta lần đầu tiên, tôi hỏi anh ta từ đâu đến, anh ta cũng trả lời tôi như thế, 'Nhà tôi ở Sơn Tây, qua sông còn ba trăm dặm', bây giờ cũng lại câu trả lời như thế, nhưng hoàn cảnh thì không giống.

"Dì à, sao dì lại ở đây a? Dì cẩn thận nghĩ lại xem, nhà dì ở đây, tôi đưa dì về nhà."

Dì ấy chỉ một ngón tay về phía trước: "Nhà của ta ở đó."

Tôi vừa thấy, lập tức nhắm mắt, phía trước là nhà vệ sinh.

Tôi thật sự rất hiếu kì, không hiểu người nhà của dì ấy làm sao nữa, để cho một người lớn tuổi tinh thần lại không được tốt, không thể tự lo liệu đi ra ngoài như thế, nếu lạc đường thì sao? Tôi cẩn thận nhìn toàn thân dì ấy, muốn xem trên quần áo dì ấy có dấu hiệu hoặc có viết gì hay không, nhưng mà không có, chẳng viết gì cả.

Dì ấy đã ăn hết sạch sẽ phần ăn của tôi rồi, ăn xong lại ngây ngô kéo tay tôi nói: "Ta còn muốn ăn."

Tôi trả lời khó khăn: "Thật ra ăn cũng được thôi, nhưng mà trời sắp tối rồi, người nhà của dì nếu không đến đón dì, vậy dì phải làm sao bây giờ?"

Quên đi, tôi cũng không cần thiết phải lo, chờ một thời gian dài như vậy rồi, mà chung quanh cũng không có ai, nếu như không có người nào đến đón dì ấy, tôi chỉ có thể gọi cảnh sát đến xử lý chuyện này thôi.

Tôi dẫn ý: "Dì à, dì cẩn thận suy nghĩ lại một chút, nhà của dì ở đâu vậy? Tôi dẫn dì về nhà."

Dì ấy lắc đầu, trả lời tôi: "Qua cửa, anh lao động, ta sản xuất, dệt vải, kéo sợi, chúng ta học văn hóa."

Tôi đến thở dài cũng chẳng nổi.

Tôi chán muốn chết, chỉ đối lại dì ấy: "Đi đến bên cầu, ta ngắm nhìn, bờ sông đầy những đóa hoa xanh đỏ....."

Dì ấy nghe xong mắt sáng lên, kéo tay tôi, không ngừng cười nói: "Hay, hay."

Tôi cười.

Lại đợi một lúc sau, trời bắt đầu lạnh, nhìn thấy là không có ai tới đón dì ấy, tôi bắt đầu lo lắng, lập tức gọi 110.

Cảnh sát đến rất nhanh, tôi giải thích một cách đơn giản tình huống này với cảnh sát. Anh cảnh sát nhìn dì ấy, sau lại nghe chuyện tôi nói, rốt cuộc anh ta quyết định tạm thời đưa dì ấy về sở cảnh sát.

Dì ấy vẫn kéo tay tôi, lải nhải với tôi, tôi cũng không thấy phiền, nhưng khi cảnh sát muốn đưa dì ấy lên xe, đột nhiên dì ấy khóc kéo tôi: "Tiểu Nguyệt, đừng đuổi ta đi. Con chê ta phiền, con chê ta không còn dùng được, nên muốn đuổi ta đi sao?"

Tôi ngây dại, dì ấy nhất định là nhớ ra cái gì đó, cũng không biết người tên Tiểu Nguyệt kia là người thân như thế nào của dì ấy, chỉ là không có cách nào, tôi giải thích: "Tôi không phải là Tiểu Nguyệt, tôi không phải là Tiểu Nguyệt, dì đi theo cảnh sát đi, đi theo cảnh sát sẽ có........... đồ ăn."

Dì ấy khóc: "Không, ta không ăn , ta muốn đi theo con."

Tôi khó xử, dì ấy ấy túm lấy cánh tay tôi, dù cảnh sát có khuyên thế nào, dì ấy vẫn không chịu buông ra, rơi vào đường cùng, tôi chỉ còn có thể nói với cảnh sát là tôi sẽ cùng đi đến sở cảnh sát. Dù sao thì tôi cũng không có nhiều việc, đành dỗ dì ấy thêm một chút vậy.

Nghe tôi nói xong, dì ấy hơi bình tĩnh lại, lập tức không khóc nữa, đi lên xe cùng tôi.

Lúc tới sở cảnh sát, một anh cảnh sát tốt bụng nấu mì cho dì ấy, còn đưa dì ấy một ly nước. Tôi hít hít mũi, ngốc nghếch hỏi cảnh sát: "Anh chỉ có một gói mì ăn liền thôi sao?"

Anh cảnh sát kia quay đầu lại, phì cười.

Cuối cùng, tôi cùng với dì ấy ngồi ăn mì ăn liền ở sở cảnh sát.

Chúng tôi chú ý xem có ai đến đây báo cảnh sát rằng trong nhà có một người lớn tuổi đi lạc hay không. Nhưng mà đến tận tám giờ tối mà cũng chẳng có ai đến.

Bởi vì tôi không có việc gì, cho nên tôi thạm thời tiếp dì ấy, nghe dì ấy càu nhàu, nghe dì ấy nói đâu đâu, để dì ấy chơi đùa trên tay tôi, kể chuyện xưa cho dì ấy.

Tôi giơ ngón tay, nói với dì ấy: "Dì xem giờ lại biến thành ba ngón rồi đúng không? Vừa rồi là mấy ngón?"

Dì ấy rất thích thú: "Bốn ngón, bốn ngón."

Tôi cũng cười, vừa cười tôi lại vừa bùi ngùi, ước chừng dì ấy chỉ mới hơn sáu mươi tuổi, đúng ra là vẫn còn trẻ, người thân của dì ấy đâu? Chồng của dì ấy đâu rồi? Mỗi người chúng ta đều có một ngày sẽ già đi, nếu như lúc tôi già, cũng sẽ cô đơn như dì ấy bây giờ, vậy phải làm sao đây? Lúc tôi già rồi, liệu bên cạnh tôi có ai có thể cùng tôi trò chuyện hay không?

Tôi lâm vào trầm tư.

Suy nghĩ rồi lại suy nghĩ, tôi nhẹ nhàng thở dài.

Người già thường ngủ rất sớm, quả nhiên còn chưa đến tám giờ rưỡi, dì ấy đã hơi mệt, ngáp dài buồn ngủ.

Tôi hỏi cảnh sát: "Nếu vẫn không có ai đến đón dì ấy, vậy phải làm sao bây giờ?"

Cảnh sát không ngẩng đầu mà trả lời tôi: "Vậy chỉ có thể đưa dì ấy đến nhà cứu trợ thôi, ở đây chúng tôi tiếp tục đưa tin, để cho truyền thông nghĩ cách liên hệ với người nhà của dì ấy."

Tôi lại cúi đầu nhìn dì ấy nằm cuộn mình trên ghế, đầu gối lên đùi tôi, mơ hồ nói gì đó không rõ: "Tiểu Nguyệt, đừng đuổi ta đi, đừng đuổi ta đi."

Tôi chỉ an ủi dì ấy: "Không đi, không đi, không đi."

Thời gian có hạn, tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, tôi không thể cứ ở lại chỗ này được, đã ở cùng dì ấy hơn năm tiếng rồi, bây giờ tôi cũng phải về nhà.

Không ngờ lúc tôi vừa định đi, dì ấy đột nhiên nhảy dựng lên, nắm chặt tay tôi, đau khổ khẩn cầu tôi: "Tiểu Nguyệt, đừng bỏ ta mà."

Tôi an ủi dì ấy: "Tôi không phải là Tiểu Nguyệt, tôi là Tiểu Đinh Đinh, bây giờ tôi phải về nhà, dì ở đây chờ người nhà đến đón về, được không?"

Dì ấy lắc đầu, dù thế nào cũng không chịu buông tay tôi ra, tôi thấy khó quá, tôi chỉ tiếp tục khuyên giải dì ấy, giải thích với dì ấy.

Vừa đúng lúc tôi đang luống cuống chân tay, bên ngoài có một người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi vọt vào, cấp bách hỏi cảnh sát: "Tôi mở TV, thấy được tin tức sở cảnh sát ở đây có giữ một người lớn tuổi bị lạc đường, xin hỏi, giờ bà ấy ở đâu?"

Cảnh sát dẫn người phụ nữ vào trong, vừa nhìn thấy dì, cô ấy thở phào, liên tục hỏi dì ấy, 'Mẹ à, sao mẹ có thể leo qua cửa sổ chạy đi đâu vậy?'

Thì ra dì ấy là mẹ của một người giàu có ở gần đó, tinh thần không được bình thường, ở nhà cảm thấy nhàm chán, nên thừa dịp con dâu và người giúp việc không chú ý, thì trốn đi mất.

Tôi thở dài, rốt cuộc thì dì ấy cũng có người đón, tảng đá trong lòng tôi được buông xuống.

Người con dâu vừa nén giận dì ấy, vừa cảm ơn tôi, lại còn xin lỗi cảnh sát.

Tôi xoa xoa thắt lưng, mệt mỏi quá, xong việc rồi, tôi cũng tôi trở về.

Mới vừa đi được hai bước, dì ấy lại đuổi theo, ôm lấy tay tôi, liên tục bảo tôi: "Tiểu Nguyệt, đừng đi."

Cô con dâu không kiên nhẫn kéo dì ấy: "Con ở đây a, cô ấy không phải Tiểu Nguyệt, con mới là Tiểu Nguyệt."

Tôi khuyên dì ấy: "Dì à, dì về nhà đi, tôi không phải Tiểu Nguyệt, tôi cũng phải về nhà rồi."

Con dâu của dì ấy lắc đầu: "Ngày hôm qua thì quậy ở trong nhà, hôm nay lại lạc đường, mấy cô hộ lý đều đã bị bà ấy ép đi hết rồi, ai có thể chịu nổi a, còn ai trông được bà ấy chứ, thật là, đầu năm nay chẳng tìm được một người hộ lý nào cả. Bà ấy không yên như thế, dọa người ta bỏ chạy hết, chẳng ai muốn hầu bà ấy cả."

Tôi rất hiều kỳ, dì lớn tuổi này tuy rằng toàn nói đâu đâu nhưng mà cũng không làm người ta đau đầu a, tôi không nhịn được hỏi: "Chị nói muốn tìm hộ lý, điều kiện như thế nào?"

Cô ấy tùy ý trả lời tôi: "Mẹ tôi thần trí không được tốt, làm cho cả nhà loạn hết cả lên, bà ấy làm cho các hộ lý phát khóc, trước giờ phải thay đổi đến năm sáu người rồi mà không có ai có cách nào chăm nom bà ấy."

"Vậy một tháng chị có thể trả bao nhiêu tiền?"

"Một ngày một năm đồng."

Tôi tính toán trong đầu: "Một ngày một trăm đồng, tiền lương này không thấp a, chỉ là chăm nom một người lớn tuổi thôi, có gì khó đâu, không cần phải chạy lên chạy luốn cầu thang phát tờ rơi, cũng không phải chịu đựng ánh mắt lạnh lùng của các ông chủ ở văn phòng, công việc này còn hơn cả thành phần trí thức a."

Tôi buột miệng: "Thật ra tôi không có việc làm, nếu chị đồng ý, tôi sẽ đến làm công việc này, chị thấy sao?"

*Bánh cuộn: là Burrito, một dạng bánh cuộn thịt, rau rồi đem nướng lên của Mexico.

**Kinh Bá: một loại chó lông xù màu trắng Bắc Kinh.

Mục lục
Ngày đăng: 27/05/2014
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Mật ong rừng chuẩn thơm ngon sạch của Điện Biên

Mục lục